Bạn có biết rằng 97% khách hàng truy cập lần đầu vào Website của bạn đều thoát ra mà không để lại bất cứ hàng động nào?
Nghĩa là 100 người thì chỉ có 3 người có 1 hành động cụ thể nào đó trên Website. Và còn lại đều rời đi. Có thể họ có chút ấn tượng với Website của bạn. Còn không thì gần như bạn sẽ không có 1 chỗ nào trong tâm trí của khách hàng
Và giải pháp cho vấn đề trên đó chính là quảng cáo Google Ads Remarketing (hay tiếp thị lại Google Ads). Trong bài viết này hãy cùng mình tìm hiểu về Google Ads Remarketing, các loại tiếp thị lại Google, cũng như cách cài đặt nó
Google Ads Remarketing là gì?
Hãy cùng tìm hiểu về khái niệm REMARKETING. Đây là phương thức mà nhà quảng cáo muốn cung cấp lại nội dung cho khách hàng đã xem trước đó khi họ bỏ đi.
Tiếp thị lại Google Ads (hay một số người gọi là quảng cáo bám đuổi Google) là 1 hình thức quảng cáo Google Ads cho phép quảng cáo của bạn nhắm mục tiêu với những người dùng đã truy cập Website của bạn.
Tiếp thị lại Google Ads (Google Ads Remarketing) là việc sử dụng đoạn mã theo dõi đặc biệt để đặt cookie trên trình duyệt của những người truy cập trang web của bạn, sau đó phân phát quảng cáo cho những người có cookie đó, cụ thể là trên Mạng hiển thị và Mạng tìm kiếm, Video,….
Tuy nhiên, không phải tất cả khách truy cập vào trang web của bạn nhất thiết phải rời đi do không quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn. Nhưng có thể họ dành thời gian để suy nghĩ, cân nhắc về nó, không muốn tiêu tiền, hoặc họ cần tham khảo thêm thông tin của những người khác.
Google Ads Remarketing giúp bạn tiếp cận lại với những khách hàng cũ đó. Gia tăng nhận thức của họ về thương hiệu của bạn và biến họ thành người mua hàng
Google Ads Remarketing hoạt động như nào?
Bạn sẽ cần thêm 1 đoạn mã Tiếp thị lại Google Ads còn được gọi là Thẻ Google Ads Remarketing vào trang web của bạn để khách hàng truy cập được thêm vào đối tượng tiếp thị lại thông qua cokkie của trình duyệt. Bạn có thể tùy chỉnh đoạn mã này vào các trang khác nhau tương ứng với mục tiêu tiếp thị của bạn.
Sau đó bạn chạy 1 chiến dịch Remarketing với đối tượng tiếp thị lại ở trên với các thông điệp tùy chỉnh để nhắm vào đối tượng này với mục đích làm gợi nhớ họ về thương hiệu của bạn hoặc để kích thích họ mua hàng trên Website của bạn
Để hình dung rõ hãy cùng mình đi tìm hiểu về 1 Ví dụ ở dưới.
Ví dụ: Bạn có 1 Website bán giày thể thao (bạn có thể liên tưởng đến cách hoạt động của TIKI)
Chị A vào website của bạn và xem 1 đôi giày màu đỏ. Chị A cân nhắc về giá cả vì nó khá cao so với các mẫu khác. Sau đó chị A thoát ra.
Ngày hôm sau chị A lên báo Dân trí đọc tin tức và thấy QC giày đỏ ngày hôm qua với ưu đãi Sale 10%. Vì đã khá ưng từ trước nên chị A lập tức Click vào và đặt mua ngay đôi giày
Trong 1 nghiên cứu mình có đọc được thì tỷ lệ nhấp trung bình cho một quảng cáo xuất hiện trên trang tìm kiếm của Google là 0,07%, trong khi tỷ lệ nhấp của quảng cáo được nhắm mục tiêu lại là 0,7%. Ngoài ra, những người dùng nhấp qua trang web có khả năng chuyển đổi và trở thành khách hàng cao hơn 70%.
Các hình thức chạy quảng cáo Google Ads Remarketing
Có rất nhiều hình thức để chạy quảng cáo tiếp thị lại Google Ads mà mình sẽ chia sẻ cho mọi người ở dưới
Tiếp lại lại tiêu chuẩn (GDN)
Đây là hình thức phổ biến khi mọi người nhắc đến Google Remarketing. Nó cho phép bạn hiển thị quảng cáo với những khách hàng truy cập trước đây khi họ duyệt vào các trang web và ứng dụng trong MẠNG HIỂN THỊ (Google Display Network)
Tại sao nó lại phổ biến?
Mạng hiển thị của Google (GDN) bao gồm hơn 2 triệu trang web trên toàn thế giới và tiếp cận 90% người dùng Internet.
Việc tiếp cận đến rộng như vậy giúp cho bạn không bỏ sót bất kì khách hàng cũ nào
Tiếp thị lại Động (Dynamic Remarketing)
Tương tự với Tiếp thị lại Tiêu Chuẩn. Tuy nhiên Tiếp thị lại Động (Dynamic Remarketing) giúp Target sâu hơn vào từng sản phẩm mà khách hàng đã xem để hiển thị
Tiếp thị lại động phù hợp với các trang Website về Thương mại Điện tử, bán vé máy bay, bán nhà
Tiếp thị lại trên Mạng Tìm Kiếm (RLSA)
Cho phép bạn nhắm mục tiêu những khách hàng truy cập trước đây trên Mạng Tìm Kiếm. Bạn có thể nhắm mục tiêu và tùy chỉnh cho những khách truy cập trước đây trong khi họ tìm kiếm trên Google và các trang web đối tác Tìm kiếm của Google.
Đây là 1 trong những hình thức Remarketing Google mà mình thấy nhiều người bỏ quên nó.
Lấy ví dụ: Khách hàng A tìm kiếm “máy đọc sách” và vào Website abc.com của bạn. Sau đó thoát ra mà không mua.
Bạn Target tăng giá thầu lên 30% với khách hàng A trên mạng tìm kiếm. Thì lần tới khách hàng A tiếp tục tìm kiếm về “máy đọc sách” thì Website abc.com của bạn có cơ hội hiển thị Top nhiều hơn. Và vì đã từng truy cập vào website của bạn trước đây thì CTR cũng như chuyển đổi sẽ cao hơn.
Tiếp thị lại Video (Youtube)
Google Ads sẽ cho phép bạn phân phát quảng cáo đến những người đã tương tác với kênh YouTube hoặc các video khác của bạn. Bạn có thể phân phát quảng cáo cho họ trên YouTube hoặc thông qua các video và trang web trên Mạng hiển thị.
Tiếp thị lại trên Ứng dụng dành cho thiết bị di dộng (App)
Nếu ai đó đã sử dụng ứng dụng dành cho thiết bị di động hoặc các trang web dành cho thiết bị di động của bạn, Google Ads sẽ cho phép bạn hiển thị quảng cáo cho họ khi họ sử dụng các ứng dụng dành cho thiết bị di động khác hoặc trên các trang web dành cho thiết bị di động khác.
Tiếp thị lại Danh sách Email
Còn được gọi là “Đối sánh khách hàng” (Trước đây điều kiện để sử dụng nó là hạn chế tuy nhiên gần đây được áp dụng rất nhiều ở các tài khoản mới)
Nếu bạn có 1 danh sách email từ khách hàng của mình, bạn có thể tải chúng lên Google Ads. Tính năng này cho phép bạn phân phát quảng cáo cho họ nếu họ đăng nhập vào Google Tìm kiếm, Gmail hoặc YouTube.
Lựa chọn đối tượng Remarketing Google
Mình nghĩ đây là bước quan trọng nhất để bắt đầu với chiến dịch Remarketing. Bạn sẽ cần lựa chọn xem đâu là đối tượng mà bạn muốn nhắm mục tiêu đến.
Tất nhiên sẽ tùy thuộc vào sản phẩm, dịch vụ của bạn để có thể nhắm mục tiêu đối tượng. Tuy nhiên mình đưa ra 1 số gợi ý giúp bạn có ý tưởng với đối tượng bạn nhắm đến:
- Dựa trên trang sản phẩm cụ thể khách hàng đã truy cập
- Thời gian trên trang
- Số trang khách đã truy cập
- Nhắm mục tiêu theo giới tính, độ tuổi
- Nhắm mục tiêu theo Địa lý
- Dựa trên việc truy cập 1 trang nhất định trong quy trình thanh toán (Ví dụ như trang Giỏ hàng)
- Dựa trên việc KHÔNG truy cập vào 1 trang nào đó
- % cuộn trang
Hoặc bạn có thể kết hợp các cách nhắm mục tiêu với nhau. Ví dụ như nhắm mục tiêu đến đối tượng vào trang A và ở lại trên 10s
Hướng dẫn cài đặt và chạy Remarketing Google Ads
Để lấy đoạn mã Remarketing và tạo đối tượng Remarketing thì có 2 cách thông qua Google Ads và Google Analytics. Trong bài viết này mình tập trung hướng dẫn mọi người cách cài đặt và tạo đối tượng trên Google Ads
Lấy đoạn mã Google Ads Remarketing
Để lấy được đoạn mã Google Remarketing thì bạn truy cập vào tài khoản > Chọn Công cụ Cài đặt > Chọn tiếp vào Công cụ quản lí đối tượng > Chọn Nguồn dữ liệu > Chọn thiết lập thẻ Google Ads
Tiếp theo bạn chọn vào “Chỉ thu thập dữ liệu chung về lượt truy cập trang web để hiển thị quảng cáo cho khách truy cập trang web của bạn“. Lựa chọn còn lại cho đối tượng Tiếp thị lại Động
Sau đó Lưu và tiếp tục
Đến bước lấy thẻ để cài đặt thì Google Ads có 3 lựa chọn cho bạn
- Tự cài đặt thẻ: Google Ads cho bạn 1 đoạn mã thẻ trang web toàn cầu và bạn sẽ gắn lên thẻ <head> của Website. Cách này yêu cầu bạn phải là người hiểu về code để gắn tránh bị nhầm lẫn
- Gửi thẻ qua Email: Google Ads sẽ gửi đoạn mã thẻ trang web toàn cầu đến Email người quản trị viên mà bạn yêu cầu
- Sử dụng trình quản lí thẻ của Google: Đây là cách mình thường sử dụng nhất và mình sẽ hướng dẫn bạn ở dưới. Google Ads sẽ cho bạn 1 ID chuyển đổi để bạn gắn lên thông qua Google Tag Manager. Ở cách này thì yêu cầu trước đó bạn phải cài đặt Google Tag Manager
Gắn đoạn mã Google Ads Remarketing thông qua Google Tag Manager
Tiếp đó bạn truy cập vào tài khoản Google Tag Manager > Chọn Thẻ > Tạo thẻ mới và làm theo các bước dưới đây
- Tên: Google Ads Remarketing
- Loại thẻ: Tiếp thị lại trên Google Ads
- ID chuyển đổi: Copy ID chuyển đổi từ tài khoản Google Ads
- Kích hoạt: Chọn All Pages
- Sau đó Lưu lại và Xuất Bản
Sau khi đã xuất bản thẻ thì bạn có thể kiểm tra lại bằng công cụ Tag Assitant để xem đoạn mã đã hoạt động chưa
Tạo đối tượng Tiếp thị lại
Để tạo đối tượng Tiếp thị lại Google Ads truy cập vào Công cụ và Cài đặt > Chọn tiếp Công cụ quản lí đối tượng > Chọn Phân khúc > Chọn Khách truy cập trang web
- Tên phân khúc: Đặt tên để dễ nhớ
- Thành viên trong phân khúc: Chọn kiểu khách truy cập (truy cập 1 trang, truy cập trang này nhưng không truy cập trang kia, truy cập vào ngày cụ thể)
- Trang đã truy cập: Chọn URL trang Target
- Thời hạn thành viên: Đây là thời gian mà bạn lưu lại đối tượng. Tối đa là 540 ngày
Tạo chiến dịch Google Ads Remarketing
Sau khi đã có xong đối tượng thì bước tiếp theo là việc mình bắt đầu tạo chiến dịch Tiếp thị lại
Tạo chiến dịch mới > Chọn Tạo một chiến dịch mà không cần hướng dẫn mục tiêu > Chọn Hiển thị
Lưu ý lựa chọn Chiến dịch hiển thị Chuẩn. Chiến dịch Chuẩn giúp bạn hoàn toàn tự quyết trong việc giá thầu. Mình không khuyến khích sử dụng chiến dịch hiển thị thông minh. Sau đó Lưu và Tiếp tục
Phần ngân sách và đặt giá thầu thì làm tương tự như trong bài viết hướng dẫn chạy quảng cáo Google Ads. Lưu ý nên lựa chọn chiến lược đặt giá thầu theo CPC thủ công
Khác biệt duy nhất cần lưu ý trong cài đặt so với chiến dịch thông thường là Nhắm mục tiêu.
Bạn chọn vào Phân khúc đối tượng > Chọn Duyệt xem > Chọn Cách họ tương tác với Doanh Nghiệp của bạn > Chọn Khách truy cập trang web > Sau đó lựa chọn đối tượng đã tạo trước đó
Sau khi chọn xong đối tượng ở bước nhắm mục tiêu được tối đa hóa. Google thường gợi ý bạn tích vào tính năng nhắm mục tiêu được tối đa hóa để tăng thêm chuyển đổi. Tuy nhiên cá nhân mình khi sử dụng thấy rằng nó không thực sự hiệu quả. Vì thế nên các bạn có thể bỏ chọn để tránh ngân sách bị chi tiêu quá.
Tiếp theo bạn tạo mẫu quảng cáo hình ảnh thích ứng. Nếu như bạn thiết kế mẫu quảng cáo hình ảnh sẵn thì có thể tải lên. Tuy nhiên cần lưu ý về kích thước ảnh GDN
Lợi ích của quảng cáo Remarketing Google
Quảng cáo Remarketing Google đang trở thành phần không thể thiếu trong các chiến dịch Marketing nhờ khả năng tùy chỉnh linh hoạt và hiệu quả. Dưới đây là những lợi ích chính:
- Tiếp cận khách hàng tiềm năng: Quảng cáo nhắm đến người đã truy cập trang web nhưng chưa mua hàng, nhắc họ quay lại.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí: Tập trung vào nhóm khách hàng tiềm năng giúp tăng hiệu quả quảng cáo và giảm chi phí.
- Tăng nhận diện thương hiệu: Giúp khách hàng nhớ đến thương hiệu ngay từ giai đoạn đầu của hành trình mua sắm.
- Tăng chuyển đổi: Hiển thị quảng cáo đúng tệp khách hàng giúp tăng lượt truy cập và chuyển đổi.
- Khai thác khách hàng của đối thủ: Nhắm mục tiêu đến khách hàng đã ghé thăm trang web của đối thủ để thu hút họ quay lại.
- Tạo niềm tin vào thương hiệu: Sự xuất hiện liên tục của quảng cáo giúp khách hàng tin tưởng vào quy mô và tài chính của doanh nghiệp.
- Bán chéo và bán thêm hàng hóa: Remarketing giúp tăng cơ hội bán chéo và bán thêm cho khách hàng đã thực hiện giao dịch.
Tối ưu chiến dịch Remarketing Google Ads
- Thử nghiệm quảng cáo: Xác định đúng đối tượng và thử nghiệm nhiều nội dung, hình ảnh để tìm ra cách kích thích mua hàng hiệu quả nhất.
- Kiểm tra tùy chỉnh: Thử nghiệm các chiến dịch khác nhau với các nhóm đối tượng đã truy cập vào website tại thời điểm khác nhau để tìm tệp khách hàng tối ưu.
- Kiểm tra tần suất: Điều chỉnh tần suất hiển thị quảng cáo để tránh làm khách hàng cảm thấy khó chịu do quảng cáo xuất hiện quá nhiều.
- Kiểm tra giá thầu: Theo dõi sát giá thầu và ngân sách quảng cáo để đảm bảo chiến dịch hoạt động hiệu quả.
- Kiểm tra trang đích: Đảm bảo trang đích cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm, dịch vụ và có lời kêu gọi hành động rõ ràng như mua hàng hoặc điền form.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của mình về Google Ads Remarketing. Nếu như có bất kì thắc mắc nào đừng ngần ngại Comment lại bên dưới để mình hỗ trợ nhé
Nếu cần dịch vụ chạy quảng cáo Google Ads thì đừng ngần ngại liên hệ với mình qua số Hotline 0949.861.399 để được tư vấn tận tình
*Nguồn tham khảo: https://support.google.com/google-ads/answer/3210317?hl=vi
6 Comments