Kiến thức Google Tag Manager

Google Tag Manager là gì? Tất tần tận về GTM

Chào mọi người, chắc hẳn các bạn là những người đang chạy quảng cáo và đọc bài viết này. Digital Marketing ngày càng phổ biến hơn ở Việt Nam và chắn chắc các chủ Doanh nghiệp không thể bỏ qua kênh tiếp thị trên Google Ads, Facebook Ads,…. Tuy nhiên chắc hẳn bạn sẽ rối trí thêm vì khi sử dụng các công cụ này sẽ đôi lúc phải gắn thêm 1 đoạn mã code lên website. Và chắc chắn với những người chưa từng học về IT (như mình) sẽ chẳng thể hiểu nỗi ý nghĩa của đoạn mã code này và việc quản lí nó thì sẽ lại thêm 1 công việc nặng nề.

Đó là nguyên nhân vì sao Google Tag Manager ra đời. Hãy cùng mình tìm hiểu về Google Tag Manager là gì? và cách cài đặt nó qua bài viết này nhé

1.Google Tag Manager là gì?

Google Tag Manager: Là 1 hệ thống quản lí thẻ của Google

Cho phép bạn quản lí và triển khai các thẻ mà không cần phải sửa đổi đoạn mã code phức tạp.
Việc sử dụng GTM (Google Tag Manager) có thể giúp bạn quản lí các thẻ mà phục vụ cho nhiều mục đích, bao gồm theo dõi cuộn trang, điền Form gửi biểu mẫu, Click nút gọi, Zalo, cài đặt mã tiếp thị lại, vân vân,..

Ví Dụ: Thay vì việc phải gắn 1 đoạn mã Code công cụ Analytics, cài mã thẻ Remarketing Google Ads vào website của các bạn. Bạn sẽ chỉ cần phải gắn đoạn mã code này qua Google Tag Manager và quản lí nó.

Google Tag Manager là gì? Cách Google Tag Manager thay thế Coder
Google Tag Manager là gì? Cách Google Tag Manager thay thế 1 Coder

Mặc dù GTM là công cụ của Google. Nhưng nó không hề giới hạn việc sử dụng trong các dịch vụ của Google. Bạn có thể sử dụng nó để gắn các công cụ như Facebook Pixel, Hotjar,… Hoặc nếu có 1 thẻ khác mà không có trong mẫu của Google Tag Manager bạn có thể tự thêm mã của mình vào.

2.Ưu điểm, nhược điểm của Google Tag Manager

Không phải lệ thuộc vào Dev

Chắc hẳn các bạn sẽ phải rất mất thời gian để các bạn nhờ bạn Code hỗ trợ gắn 1 đoạn mã lên website. Và bạn sẽ phải check lại nó 1 lần nữa để xem đã hoạt động chưa.
Nhưng với Tag Manager sẽ giúp bỏ qua công đoạn này. Bạn sẽ trực tiếp gắn các đoạn mã thẻ qua công cụ và check lại nó ngay lúc đấy.

Đơn giản hơn phải không nào!

Doanh nghiệp nhỏ và cá nhân có thể hưởng lợi nhiều

Nếu bạn là 1 doanh nghiệp nhỏ, 1 cá nhân Sale thì chắc chắn việc xây dựng 1 website của các bạn sẽ phải phụ thuộc vào 1 bên thứ ba cung cấp dịch vụ thiết kế website. Và chắc chắn sau khi đã bàn giao web. Gần như việc Support trong thời gian sau thường sẽ là rất ít. Vì vậy nên việc chủ động hơn trong việc gắn thẻ và theo dõi sẽ giúp bạn tránh việc lệ thuộc ấy

Xem thêm  Cài đặt chuyển đổi Cuộc gọi bằng Google Tag Manager (Cập nhật mới nhất 2023)

Vẫn yêu cầu triển khai kỹ thuật

Bạn sẽ không cần phải thêm bất kì 1 ông Dev nào để hỗ trợ nữa rồi. 1 mình bạn là chiến hết. Yeahhh

Cá nhân mình không nghĩ vậy. Google Tag Manager khá là khó đối với các bạn mới nếu như không hiểu rõ về nó.

Chắc chắn bạn sẽ vẫn phải trang bị thêm kiến thức để hiểu rõ hơn về nó. Vậy nên trong bài viết này cũng như Video trên thì mình sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này nhé. Và đừng quá lo lắng.

Thẻ có thể làm chậm đi tốc độ trang web

Đúng như vậy đấy. Việc cài đặt quá nhiều thẻ có thể làm cho tốc độ truy cập trang web của bạn chậm đi rất nhiều nếu như các thẻ này kích hoạt đồng thời. Vì vậy với các thẻ không sử dụng bạn có thể sử dụng nút Pause trong Tag Manager đấy (chức năng này khá mới trong Tag Manager)

>>> XEM THÊM: CPA Mục Tiêu là gì?

3.Tạo tài khoản GTM

Vậy là bạn đã hiểu được Google Tag Manager là gì? Để bắt đầu cài đặt công cụ Google Tag Manager. Hãy làm theo hướng dẫn dưới của mình nhé

Nếu ngại đọc tiếp bài viết. Hãy xem Video trên của mình để cài đặt nó nhanh chóng nhất nhé

https://youtu.be/L8tIzQkWtWc

3.1 Tạo tài khoản GTM

Truy cập vào đường dẫn TẠI ĐÂY > Nếu bạn đã có tài khoản Google thì đăng nhập tiếp nhé > Sau đó là tạo tài khoản GTM

Thiết lập tài khoản GTM

Ở đây bạn điền tên tài khoản (bất cứ tên nào bạn muốn nhé, mục đích nó phải dễ để kiểm tra lại) và chọn quốc gia của bạn
Sau đó bạn nhấn vào Tiếp tục nhé

3.2 Tạo vùng chứa

Cài đặt vùng chứa Google Tag Manager

Sau đấy sẽ xuất hiện Vùng chứa như này. Bạn điền tên vùng chứa ( bất cứ tên nào bạn muốn nhé, mục đích nó phải dễ để kiểm tra lại) . Rồi sau đấy chọn nền tảng bạn mong muốn.
Nếu là việc đo lường trên website thì bạn chọn vào Web nhé.
Và chọn tiếp vào Tạo

3.3 Xuất hiện đoạn mã GTM

Sẽ xuất hiện 1 thỏa thuận như dưới của Google Tag Manager. Việc của bạn là chấp thuận và nhấn tiếp vào

Thỏa thuận của Google Tag Manager

Sau đó sẽ xuất hiện 2 đoạn mã code như thế này

Đoạn mã Google Tag Manager

Việc của bạn phải làm sẽ là Copy và gắn 2 đoạn mã này vào 2 thẻ <head> và thẻ <body> tương ứng. Các bạn lưu ý là nó có 2 đoạn mã đấy nhé. Nhiều bạn chỉ gắn 1 đoạn mà quên mất đoạn kia đi và GTM không hoạt động được.

Xem thêm  Hướng dẫn cách sao chép Thẻ, Trình kích hoạt, Vùng chứa trong Google Tag Manager

3.4 Cách lấy ID Google Tag Manager

Nếu như mọi người có thắc mắc về ID Google Tag Manager là gì? Thì bạn vào tài khoản Tag Manager > Góc phải màn hình sẽ thấy có ID dạng GTM-xxxxxx thì đây chính là ID Google Tag Manager

4. Hướng dẫn gắn đoạn mã GTM lên website

Có rất nhiều cách để bạn gắn đoạn mã GTM lên website. Mình sẽ hướng dẫn mọi người gắn lên 1 số nền tảng phổ biến hiện tại nhé

4.1 Nền tảng Wordpress

Đây chắc chắn là nên tảng mà nhiều anh em sử dụng để làm website. Và đa phần nếu mọi người có thuê dịch vụ thiết kế website thì cũng đều làm trên nền tảng này hết. Và wordpress thì việc gắn đoạn mã sẽ đơn giản bằng bằng việc sử dụng Plugin nhé.

Mọi người vào Plugin và bắt đầu tìm từ khóa “Header and Footer”. Sau đó sẽ hiển thị ra các Plugin thì bạn có thể chọn 1 trong các số Plugin này.

Plugin Header and Footer cài đặt đoạn mã Google Tag Manager

Sau khi đã cài đặt và kích hoạt Plugin này lên. Bạn vào Plugin và sẽ hiển thị như hình. Bạn chỉ việc copy đoạn mã từ GTM và gắn vào thẻ <head> và thẻ <body> tương ứng nhé.

Copy đoạn mã từ GTM và gắn vào thẻ <head> và thẻ <body> tương ứng

Xem chi tiết: Cách cài đặt Google Tag Manager cho Wordpress

4.2 Nền tảng Ladipage

Đây là nền tảng thiết kế Landing Page dạng kéo thả mà mình chắc là nhiều anh em chạy Ads cũng đang sử dụng. Không phải biết nhiều về Code. Tất cả việc bạn cần làm là Kéothả

Bạn lựa chọn vào Thiết lập > SEO & Socical > Mã chuyển đổi > Chèn mã vào ô Google Tag Manager ID (Lưu ý là sử dụng ID thôi nhé. Nó sẽ có dạng này GTM – XXXXXXX)

Cài đặt Google Tag Manager qua nền tảng LadipPage

4.3 Trên các nền tảng khác:

Có nhiều nền tảng khác như Shopify, Wiz,…. thì mỗi nhà cung cấp đều có hướng dẫn cách cách gắn mã lên thẻ <head><body>.
Còn nếu như các website code tay hoặc bạn không hiểu gì về Code đừng nghịch dại mà gắn lung tung vì nó có thể dẫn đến việc hỏng cả website của bạn đấy nhé. Vì thế cách đơn giản nhất là bạn hãy liên hệ với Coder dựng website để nhờ hỗ trợ gắn thẻ. Nó mất không quá 5 phút với những bạn làm về website.

5.Kiểm tra đoạn mã GTM đã gắn trên website

Sau khi gắn xong đoạn mã chắc chắn bạn sẽ biết nó đã hoạt động hay chưa phải không. Ở bước này thì Google cũng đã giúp chúng ta bằng 1 Add-on có tên là Tag Assistant Legacy.
Bạn chỉ việc gõ từ khóa này hoặc Click vào link liên kết đến với Add-on này.

Tiện ích Tag Assistant Legacy (by Google)

Sau đó bạn sẽ thấy tiện ích này hiển thị ở phía trên. Bạn nhấp vào > Chọn Enable > Sau đó F5 tải lại trang.

Bật Enable để kiểm tra hoạt động của Google Tag Manager

Sau đó nếu như GTM của bạn hoạt động thì Google Tag Assistant sẽ báo xanh (Xanh lá hoặc xanh dương) như này. Nếu nó báo vàng là có thể thẻ GTM đang hỏng ở đâu đấy. Còn báo đỏ là có thẻ GTM nhưng nó không hoạt động luôn

Tag Assistant báo có thẻ GTM

Sẽ làm sao nếu báo đỏ ở GTM. Bạn hãy kiểm tra lại kĩ xem mình gắn đã đúng chưa hoặc nhờ bạn Coder kiểm tra hộ nhé. Hoặc nếu cần hỗ trợ hãy cứ Comment cho mình biết nhé.

Xem thêm  Hướng dẫn về chế độ XEM TRƯỚC của Google Tag Manager

6.Cách thức hoạt động của Google Tag Manager

Yeah! Đến bước này là mình đã gắn xong được GTM lên website rồi. Tuy nhiên nó mới chỉ là khởi đầu thôi. Bạn phải tìm hiểu xem về cách thức hoạt động của nó.

Bài viết đã khá dài rồi nên mình chỉ muốn cho mọi người nắm được tổng quan về GTM. Các bài viết sau mình sẽ hướng dẫn chi tiết luôn cho mọi người cách đo chuyển đổi, cài đặt các đoạn mã code khác và tìm hiểu sâu hơn về GTM nhé. Nếu bạn hứng thú :))

Đây là màn hình công cụ Google Tag Manager. Và đừng để bất kì yếu tố nào khác làm phân tâm bạn. Tất cả thứ khác là râu ria, bạn chỉ cần tập trung vào 3 yếu tố chính trong này. Đó là Thẻ (Tag), Trình kích hoạt (Trigger), Biến (Variable)

Màn hình của Google Tag Manager

Để hiểu đơn giản về cách thức hoạt động của GTM và hiểu được 3 yếu tố chính này. Mình sẽ đưa cho mọi người 1 Ví dụ phía dưới nhé. Trong đó mỗi yếu tố đại diện cho 1 câu hỏi

  • Thẻ (Cái gì): Tượng trưng cho việc giải thích Thẻ A này làm gì
  • Trình kích hoạt (Khi nào): Khi nào thì sẽ kích hoạt Thẻ A kia
  • Biến (Chính xác khi nào): Chính xác khi nào thì Thẻ A kia kích hoạt. Thêm yếu tố phụ
Thẻ, trình kích hoạt, biến trong GTM

Là 3 yếu tố này liên hệ chặt chẽ với nhau chứ không tách biệt. Hãy cùng mình tìm hiểu sơ qua về từng yếu tố chính này nhé.

6.1 Thẻ là gì? (Tag)

Thẻ là các đoạn mã hoặc Pixel theo dõi từ bên thứ ba. Như đã nói Thẻ cho GTM biết nó phải làm gì.

Ví dụ phổ biến về thẻ trong GTM là:

  • Google Analtytics hay GA4 (phiên bản mới)
  • Facebook Pixel
  • Mã theo dõi chuyển đổi Google Ads
  • Tập lệnh HTML
Thẻ trong Google Tag Manager

6.2 Trình kích hoạt là gì? (Trigger)

Trình kích hoạt là cách để kích hoạt thẻ đã thiết lập. Nó cho Thẻ biết rằng phải kích hoạt khi nào. Bạn muốn nó kích hoạt khi nhấp vào 1 Button nào đó, hay tải trang?

Ví dụ về Trình kích hoạt phổ biến trong GTM

  • Số lần xem trang
  • Độ sâu cuộn
  • Liên kết nhấp chuột
  • Sự kiện tùy chỉnh
Trình kích hoạt trong GTM

6.3 Biến trong GTM (Variable)

Biến là thông tin cho biết chính xác khi nào sẽ kích hoạt Trình kích hoạt và Thẻ.

Dưới đây là 1 số Biến cơ bản thường được sử dụng:

  • Click chuột Element, Click URL, Click Text
  • Page URL, Page Path
  • Biểu mẫu Form Element, Form Classes
Biến trong GTM

Xem thêm về: Data Layer Google Tag Manager

Kết luận

Trên đây là các chia sẻ của mình về Google Tag Manager, Cách cài đặt GTM, Hiểu tổng quan về GTM. Chắc chắn rằng đọc xong 1 lần bạn sẽ chưa thể nắm hết được toàn bộ thông tin. Nhưng tin mình đi chỉ cần vừa làm, vừa theo dõi theo từng bước mình làm bạn sẽ tiết kiệm hơn được 30% thời gian so với việc phải mày mò thông tin ở các bài khác đấy.
Và nhớ rằng mình vẫn làm việc trên Blog này. Vì thế hãy để lại Comment để mình hỗ trợ nếu có chỗ nào bạn chưa rõ nhé

 

5/5 - (100 bình chọn)

Nguyễn Đức Hòa

Mình là Hòa. Mình là người viết những bài viết trên Blog này và Founder tại X3Sales.vn. Với kinh nghiệm 7+ năm nghiên cứu chuyên sâu về Google Ads. Và những chia sẻ của mình trên Website này đều là những trải nghiệm khi mình triển khai các chiến dịch với Google. Mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn

36 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button