Kiến thức Google Ads
Trending

Hướng dẫn cách chạy quảng cáo Google Ads “RA ĐƠN”

Quảng cáo Google Ads (hay còn gọi là quảng cáo Google Adwords) là 1 trong những nền tảng chạy quảng cáo bền vững và giúp Doanh Nghiệp ra được lượng đơn hàng khá tốt

Vì sao ư? Nhu cầu của người dùng ngày càng tìm kiếm nhiều thông tin từ Google (Có đến 3 tỷ lượt tìm kiếm /ngày trên Google) Nên việc có thể thành thạo, làm chủ được Google Ads thực sự sẽ giúp cho cá nhân kinh doanh và Doanh nghiệp rất nhiều trong quá trình làm kinh doanh.

Với kinh nghiệm 6 năm chạy quảng cáo Google Ads cho nhiều sản phẩm, dịch vụ thì Nguyenduchoa.net cũng đã tích cóp được những kinh nghiệm mà trong bài viết hôm nay muốn chia sẻ đến cho mọi người.

Mình tin chắc rằng đây là bài viết DUY NHẤT ở thời điểm hiện tại trình bày cho mọi hiểu tổng quát về Google Ads và cầm tay chỉ việc mọi người để chạy quảng cáo Google Ads hiệu quả nhất (ra được đơn hàng)

Hãy cùng mình tìm hiểu về cách chạy quảng cáo Google Ads trong bài viết này nhé

1. Tổng quan về quảng cáo Google Ads

1.1 Quảng cáo Google Ads là gì?

Google Ads là một nền tảng quảng cáo trả phí (PPC) do Google cung cấp

Ban đầu được gọi là Google Adwords, vào năm 2019 thì công ty công cụ tìm kiếm đã đổi tên dịch vụ này thành Google Ads

Google Ads là gì?
Google Ads là gì?

Khi người dùng gõ 1 từ khóa tìm kiếm trên Google thì họ sẽ nhận được kết quả tương ứng trả về. Những kết quả đó có thể là từ quảng cáo Google Ads (Với chữ Quảng cáo nhỏ bên cạnh) hoặc kết quả SEO đứng phía dưới.

Ví dụ: Kết quả cho tìm kiếm “bàn ăn 4 ghế

Kết quả quảng cáo Google Ads

Và để có thể hiển thị trên Google như thế này thì bạn sẽ phải trả tiền cho mỗi lần nhấp vào quảng cáo. Tuy nhiên không phải cứ trả tiền cho Google là bạn sẽ đứng Top đầu. Vì có rất nhiều ĐỐI THỦ CẠNH TRANH với bạn trên kết quả tìm kiếm này.

Để tìm hiểu tiếp về thứ hạng quảng cáo, hãy xem chính xác cách Google Ads hoạt động

1.2 Cách quảng cáo Google Ads hoạt động

Mình có làm 1 Video chia sẻ về Google Ads và cách thức mà quảng cáo Google hoạt động bạn nên xem qua nhé

Google Ads hoạt động theo mô hình trả tiền cho nhấp chuột (PPC). Điều đó có nghĩa là bạn sẽ chọn 1 từ khóa cụ thể, đặt giá thầu cho từ khóa đó và cạnh tranh với các đối thủ khác

Ví dụ: Nếu bạn đặt giá thầu cho mỗi lần nhấp là 10K/cpc. Thì Google sẽ so sánh giữa giá thầu của bạn và các nhà quảng cáo khác để quyết định vị trí bạn hiển thị quảng cáo. Nếu nhà quảng cáo khác trả giá cao hơn 10K sẽ đứng trên và thấp hơn 10K sẽ đứng dưới bạn (Đây là 1 mô hình cơ bản của việc đấu giá thầu Google Ads)

Bạn cũng có toàn quyền kiểm soát ngân sách chi tiêu/ngày của mình. Nghĩa là Google sẽ giới hạn chi tiêu trong mức ngấn sách mà bạn đã đặt.

Có 3 lựa chọn giá thầu thông thường trong quảng cáo Google Ads

  • Giá mỗi lần nhấp chuột (CPC): Số tiền bạn phải trả khi người dùng nhấp vào quảng cáo. Thường là các chiến dịch Tìm Kiếm
  • Giá 1000 lần Hiển thị (CPM): Số tiền bạn trả cho 1000 lần hiển thị. Thường áp dụng cho quảng cáo Video và Hiển thị
  • Giá mỗi lần xem (CPV): Số tiền bạn phải trả cho mỗi lần xem quảng cáo. Thường áp dụng cho quảng cáo Video trên Youtube

Ngoài việc dựa theo giá thầu để đánh giá Xếp Hạng thì Google còn đánh giá dựa theo Điểm Chất Lượng quảng cáo Google Ads. Và thang điểm đánh giá từ 1-10 cho các yếu tố nhỏ của Điểm Chất Lượng.

Tuy điểm chất lượng KHÔNG PHẢI là yếu tố quyết định đến việc hiển thị quảng cáo. Nhưng nó là chỉ số để đánh giá về chất lượng Quảng cáo của bạn.

Trên đây là cách Google Ads hoạt động. Hãy cùng mình tìm hiểu về các hình thức quảng cáo Google Ads

1.3 Các hình thức quảng cáo Google Ads

Các hình thức quảng cáo Google Ads
Các hình thức quảng cáo Google Ads

Google cung cấp nhiều loại hình quảng cáo khác nhau mà bạn có thể sử dụng

Mỗi loại hình Quảng cáo đều có những thế mạnh riêng để bạn áp dụng phù hợp cho Doanh Nghiệp của mình. Trong bài viết này thì mình sẽ tập trung chia sẻ cho mọi người về Quảng cáo Google Tìm Kiếm (hay Google Search)

1.4 Điểm mạnh của quảng cáo Google Ads

Nếu như bạn đã biết thì hiện tại có rất nhiều nền tảng Online mà bạn có thể chạy Quảng cáo: Facebook, Google, Twitter, Bing,….

Xem thêm  Facebook Ads và Google Ads. Nên sử dụng nền tảng nào?

Mỗi nền tảng đều có những điểm mạnh phù hợp tùy vào loại hình Doanh nghiệp, Sản phẩm. Với Quảng cáo Google Ads thì mình thấy có những điểm mạnh sau:

Điểm mạnh của quảng cáo Google Ads
Cách chạy quảng cáo Google
  • Tiếp cận đúng người đúng thời điểm: Khách hàng có nhu cầu > Tìm kiếm thông tin trên Google > QC của bạn hiển thị. Quảng cáo Google Ads giúp cho Doanh Nghiệp tiếp cận đúng khách hàng và đúng thời điểm họ cần mà không phải SPAM làm cho khách hàng khó chịu.
  • Kiểm soát được ngân sách: Với quảng cáo Google bạn hoàn toàn kiểm soát được toàn bộ chi phí cho quảng cáo. Từ đó cân đối được chi tiêu và điều chỉnh
  • Dễ dàng đo lường: Google Ads thống kê gần như toàn bộ các số liệu. Từ lượt nhấp, hiển thị, CTR, chuyển đổi,… Và 1 trong những yếu tố làm nên sức mạnh của quảng cáo Google Ads đó là CHUYỂN ĐỔI. Vì bạn biết được khách hàng của mình để lại thông tin qua từ khóa, nội dung quảng cáo, vị trí nào
  • Có thể bắt đầu với chi phí thấp: Chỉ với số tiền tối thiểu 160K để nạp vào tài khoản thì bạn đã có thể bắt đầu với các chiến dịch quảng cáo rồi.
  • Xuất hiện trên nhiều nền tảng: Ngoài Google Search thông thường thì với quảng cáo hiển thị hiện tại Google có đến 3 triệu Website đối tác để bạn có thể tiếp cận khách hàng. Cùng với đó là nền tảng chia sẻ Video cực lớn của Youtube.

2. Checklist hướng dẫn chạy quảng cáo Google Ads “Ra Đơn”

Tại sao lại là “ra đơn“. Vì mình thấy hiện rất nhiều bài viết trên Internet chỉ chia sẻ về việc tạo quảng cáo Google Ads đơn giản như thế nào. Chứ không hướng cho người đọc đến việc chạy quảng cáo Google Ads phải tập trung làm sao có “Đơn hàng” vì đây là yếu tố sống còn của việc 1 chiến dịch Google Ads hiệu quả.

Dưới đây là checklist Setup tài khoản quảng cáo Google Ads mà mình thường sử dụng để lên cho 1 chiến dịch quảng cáo hiệu quả nhất. (Mọi người có thể lưu về để sử dụng nhé). Và mình sẽ đi từng bước để hướng dẫn mọi người

Checklist chuẩn bị chạy quảng cáo Google Ads
Checklist chuẩn bị chạy quảng cáo Google Ads

2.1 Nghiên cứu từ khóa và Chia nhóm

Mình sắp xếp bước này đầu tiên vì mình tin rằng đây là bước quan trọng nhất để cho 1 chiến dịch quảng cáo Google Ads thành công.

Cổ nhân thường có câu “Biết người, biết ta trăm trận trăm thắng“. Từ “Người” ở đây chỉ khách hàng là những người muốn tìm mua sản phẩm. Sẽ ra sao nếu bạn KHÔNG BIẾT GÌ VỀ KHÁCH HÀNG.

Cùng lấy ví dụ này để dễ hình dung. Bạn có cửa hàng bán sản phẩm là máy hút bụi. Và bạn list ra được các từ khóa khá liên quan sau để chạy quảng cáo Google Ads:

  • máy hút bụi
  • máy hút bụi giá rẻ
  • máy hút bụi chạy xăng

Người nào giỏi nữa thì sẽ nghĩ ra được khoảng 10-15 từ khóa liên quan đến máy hút bụi này. Và bạn bắt đầu với việc chạy quảng cáo các từ khóa trên.

Và bạn biết có nghĩ rằng bạn bỏ qua từ khóa nào không??

Bạn đã bỏ qua 3.342 từ khóa khác. Woww…..

Từ khóa máy hút bụi
Từ khóa máy hút bụi

Bất ngờ phải không? Khách hàng của bạn tìm các biến thể liên quan đến từ khóa “máy hút bụi” nhiều gấp trăm lần bạn nghĩ. Và nếu như bạn không hiểu khách hàng tìm từ khóa gì thì bạn đã thua từ lúc khởi đầu rồi. Và bỏ lỡ rất nhiều từ khóa tiềm năng khác.

Công cụ mà mình sử dụng để có được số liệu trên là công cụ Google Keyword Planner từ Google. Và nó hoàn toàn FREE.

Sau khi đã có bộ từ khóa thì bước tiếp theo của bạn đó là tải bộ từ khóa kia về. Và tiếng hành phân chia nhóm quảng cáo cũng như loại bỏ các từ khóa không phù hợp

Tiếp tục với ví dụ về ví dụ máy hút bụi. Sau khi đã có được từ khóa thì mình tải Flie Excel bộ từ khóa này về.

Bộ từ khóa máy hút bụi
Bộ từ khóa máy hút bụi

Các bạn có thể bỏ hết các cột và giữ lại 2 cột: Keyword, Volume

Sau đó bạn tiến hành loại bỏ 1 số từ khóa không liên quan. Đối với mình đó là từ khóa về “robot hút bụi, máy lau nhà thông minh,…” Mình sẽ không xóa từ khóa này mà lưu nó ở 1 tab khác để dành cho việc sử dụng làm từ khóa phủ định.

Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng từ khóa phủ định

Với bô từ khóa còn lại thì mình sẽ tiến hành phân chia nhóm ra. Các bạn có thể phân chia theo 1 số tiêu chí sau:

  • Thương hiệu
  • Màu sắc
  • Tính năng đặc biệt
  • Giá cả

Và đây là ví dụ khi mình đã có bộ từ khóa về máy hút bụi:

Như vậy là đã hoàn thành bước đầu việc nghiên cứu từ khóa. Xong bước này mình có được bộ từ khóa đã phân chia theo nhóm + bộ từ khóa phủ định

2.2 Setup Website trước khi chạy quảng cáo Google Ads

Tối ưu website trước khi chạy quảng cáo Google Ads
Cách chạy quảng cáo trên gg

Bước tiếp theo sẽ cần là tối ưu và cài đặt các công cụ đo lường lên Website. Những công cụ mà mình thường khuyến khích mọi người cài đặt

  • Google Tag Manager: Trình quản lí thẻ của Google
  • Google Analytics: Công cụ đo lường, thống kê số liệu từ Website
  • Google Search Console: Công cụ tối ưu SEO. Tại sao chạy quảng cáo Google Ads lại cần công tối ưu SEO. Google Search Console giúp cho bạn thông báo 1 số yêu cầu không đáp ứng trên Website
  • Cài đặt công cụ Contact để khách hàng liên hệ: Bạn sẽ không muốn khách hàng khi xem xong sản phẩm và tìm không thấy cách nào để liên hệ với bạn.
Xem thêm  Geotag ảnh là gì? Hướng dẫn gắn Geotag ảnh chuẩn SEO 2025

Sau đó bạn cần tối ưu lại nội dung trên Website với các yếu tố

  • Website của bạn đã thân thiện với người dùng chưa
  • Nội dung trên Website đã đáp ứng với yêu cầu người dùng tìm kiếm
  • Thông điệp trên Website đã đủ mạnh để khách hàng phải liên hệ với bạn mà không phải đổi thủ

Rất nhiều bạn mình thấy bỏ qua bước này. Mọi người thường nghĩ rằng “Chỉ cần chạy quảng cáo Google Ads là ra khách“.

Mình xin trả lời “Nếu như bạn vào 1 quán ăn mà bàn ghế Bẩn, Bà chủ quán la mắng, Quán bốc mùi thì bạn có ăn không?” (bạn tự trả lời nhé).
Và khách hàng cũng vậy. Không phải họ vào Website của bạn là họ mua liền. Trừ khi Website của bạn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

2.3 Setup chiến dịch quảng cáo Google Ads

Bước tiếp theo để chạy quảng cáo Google đó là bạn phải tạo tài khoản Google Ads mà ở bài viết trước mình đã trình bày rồi (bạn có thể xem lại ở đường link nhé vì bài viết này hơi dài)

2.3a Tạo chiến dịch và đặt ngân sách Google Ads

Bạn chọn vào Chiến dịch > Chọn vào dấu Cộng > Tạo chiến dịch mới

tạo chiến dịch để chạy quảng cáo Google Ads

Ở bước chọn mục tiêu bạn chọn vào “Tạo một chiến dich mà không cần hướng dẫn về mục tiêu” sau đó chọn Tiếp

Chọn mục tiêu chiến dịch Google Ads

Chọn tiếp vào Chiến dịch Tìm Kiếm > Tiếp

Chọn chiến dịch tìm kiếm Google Ads

Ở Cài đặt chung. Bạn đặt tên cho chiến dịch Google Ads (không bắt buộc nhưng đặt tên phải dễ hình dung về mục tiêu chiến dịch)

Bỏ chọn “Bao gồm Mạng hiển thị cảu Google”

Đặt tên cho chiến dịch Google Ads

Ở mục nhắm mục tiêu > Chọn vị trí mà bạn muốn chạy quảng cáo > Chọn tùy chọn “Sự hiện diện” để chạy quảng cáo đúng với khu vực lựa chọn

Mục ngôn ngữ thì bạn chọn Ngôn ngữ mình mong muốn.

Cài đặt vị trí và ngôn ngữ quảng cáo Google Ads

Đặt ngân sách chiến dịch của bạn. Ngân sách là ngân sách theo ngày. Dựa theo mức ngân sách có thể chi cho quảng cáo thì bạn đặt 1 mức ngân sách mong muốn.

Để tối ưu nên đặt 1 mức ngân sách mà bạn có thể duy trì được nó theo tháng. Không nên chạy theo kiểu đặt ngân sách cao 1,2 ngày rồi hết ngân sách. Vì làm vậy nó sẽ không mang lại hiệu quả cao.

Đặt ngân sách và chọn chiến lược Google Ads

2.3b Tạo mở rộng quảng cáo Google Ads

Quảng cáo mở rộng Google Ads cung cấp thêm thông tin cho khách hàng trước khi họ nhấp vào quảng cáo của bạn. Phần mở rộng quảng cáo Google giúp cho khách hàng hiểu hơn về sản phẩm > Giúp tăng thêm CTR (tỉ lệ nhấp) cho quảng cáo.

  • Quảng cáo mở rộng liên kết trang web: Thêm các liên kết đến trang đích liên quan với sản phẩm của bạn. Ví dụ nếu quảng cáo máy hút bụi thì mình sẽ thêm các quảng cáo mở rộng: máy hút bụi hitachi, máy hút bụi hiclean,….
  • Quảng cáo mở rộng chú thích: Cung cấp thêm thông tin chú thích về sản phẩm. Ví dụ: Giao hàng tận nơi, Miễn phí 1 tặng 1, Giảm 30% ngày hôm nay,..
  • Quảng cáo mở rộng cuộc gọi: Giúp khách hàng liên hệ với bạn qua số điện thoại ngay trên mẫu quảng cáo mà không cần
  • Quảng cáo mở rộng cấu trúc: Thuộc tính nâng cao của sản phẩm. Ví dụ: iphone 7, iphone 8, iphone x
  • Quảng cáo mở rộng về biểu mẫu khách hàng tiềm năng: Để khách hàng để lại thông tin qua Form điền thông tin ngay trên mẫu quảng cáo mà không cần vào Website
  • Quảng cáo mở rộng địa điểm: Kết nối với Google Business để hiển thị Map của Doanh nghiệp

Đừng quên tạo đầy đủ các phần mở rộng quảng cáo trên. Việc tạo phần mở rộng quảng cáo còn giúp tăng thêm Điểm chất lượng

2.3d Thiết lập nhóm quảng cáo và từ khóa Google Ads

Đây là bước sẽ sử dụng đến bộ từ khóa và nhóm quảng cáo mà mình đã tạo ở Bước 1. Bạn đặt tên cho nhóm quảng cáo theo các yếu tố chung của từ khóa.

Đặt giá thầu cho từ khóa. Nên khởi đầu với một giá thầu min sau đó sẽ tăng dần lên

đặt giá thầu từ khóa google ads

Ở tab từ khóa, bạn sẽ phải hiểu khái niệm về đối sánh từ khóa. Có 3 loại đối sánh chính (Cập nhật mới):

  • Đối sánh từ khóa chính xác: Kí hiệu []. Hiển thị quảng cáo đúng với từ khóa mà bạn chọn
  • Đối sánh từ khóa cụm từ: Kí hiệu “”. Hiển thị quảng cáo với việc thêm các cụm từ trước hoặc sau từ khóa mà bạn chọn
  • Đối sánh từ khóa mở rộng: Không kí hiệu. Hiển thị quảng cáo với các từ khóa liên quan với từ khóa đã chọn
Thêm từ khóa Google Ads

Sau đó bạn Lưu và Tiếp Tục đến bước tiếp theo

2.3e Tạo mẫu quảng cáo Google Ads

Đây sẽ là bước thêm nội dung chính của bạn để hiển thị cho khách hàng mục tiêu.

Năm 2022 Google đã loại bỏ quảng cáo văn bản thường và bạn chỉ có thể sử dụng quảng cáo văn bản thích ứng. Một số tiêu chí sau để bạn viết mẫu quảng cáo tối ưu nhất

  • Đầy đủ 15 tiêu đề và 4 mô tả để Google xoay vòng quảng cáo
  • Ghim các tiêu đề 1,2 – Các mô tả 1,2
  • Mẫu quảng cáo thể hiện đầy đủ thông tin sản phẩm
  • Nên thêm các tiêu đề về giảm giá, khuyến mãi
  • Tiêu đề 1 luôn chứa từ khóa chính (hoặc biến thể từ khóa)

Mẫu quảng cáo tối ưu sẽ giúp cho bạn tiếp cận đúng đối tượng khách hàng và kích thích họ truy cập vào Website của bạn để xem thông tin.

Xem thêm  Google Campaign Manager 360 là gì? Tính năng và lợi ích

Một mẹo nữa để bạn có thể viết 1 mẫu quảng cáo hay đó là nghiên cứu mẫu quảng cáo Đối thủ và đặt mình vào vị trí khách hàng để tìm thông tin phù hợp

Sau khi tạo xong mẫu quảng cáo thì bạn lưu lại Tiếp tục

2.3f Xem xét lại

Sau khi đã tạo xong hết thì bạn đến bước cuối cùng làm xem lại các Setup. Nếu có báo lỗi đỏ thì bạn thay đổi và Xuất bản lại lần nữa.

2.3h Thiết lập thông tin thanh toán và nạp tiền Google Ads

Sau khi đã hoàn thành xong các bước trên thì bạn sẽ cần thiết lập hồ sơ thanh toán và nạp tiền vào tài khoản Google Ads để bắt đầu chạy.

OK con dê nha. Vậy là quảng cáo đã có thể bắt đầu chạy được rồi

2.4 Thiết lập chuyển đổi quảng cáo Google Ads

Mình đã nói về việc “RA ĐƠN“. Vậy làm thế nào bạn có thể biết được khách hàng đã mua đơn hàng của mình thì họ đã xem từ khóa, nội dung quảng cáo nào?? Hoặc bạn muốn biết sâu hơn về độ tuổi, giới tính, hay thiết bị mà họ đã xem

Rất may là Google Ads thống kê lại toàn bộ dữ liệu này và bạn hoàn toàn có thể đo lường được các khách hàng đã mua hàng trên Website của mình

Để nói hết trong bài này sợ các bạn sẽ nản (Kaka). Vì thế nên trên kênh Youtube của mình có 1 Playlist để chia sẻ về việc cài đặt chuyển đổi. Mọi người có thể xem qua đường link tại đây

Video thiết lập chuyển đổi Google Ads
Video thiết lập chuyển đổi Google Ads

Một chiến dịch mình chạy gần đây cho dịch vụ Spa thú cưng. Thì mình có đo lường lại chuyển đổi. Và kết qua 30 ngày bạn có thể thấy số chuyển đổi ghi nhận là 59 chuyển đổi.

Bạn có thể xem sâu hơn ở tab từ khóa, quảng cáo để biết được yếu tố nào đang ra chuyển đổi và tập trung tối ưu vào.

Chạy quảng cáo Google Ads chuyển đổi Spa thú cưng

2.5 Thiết lập quảng cáo Remarketing

Mình đã cùng đi qua 4 bước trong Checklist rồi. Bước cuối cùng là thiết lập quảng cáo Google Remarketing.

Chà!! Quảng cáo Google Remarketing là gì?

Để hiểu đơn giản thì Remarketing là quảng cáo hiển thị lại với các khách hàng cũ đã truy cập Website.

Cùng lấy ví dụ ở dưới. Mình tìm kiếm về thiết kế nội thất vào Website A để xem về các mẫu thiết kế nội thất. Sau đó mình thoát ra và lên 24h đọc báo. Mình thấy quảng cáo về trang web nội thất này hiển thị theo mình. Vì có nhu cầu sẵn mình Click lại và liên hệ để thiết kế.

Ví dụ quảng cáo Remarketing Google

Đây là sức mạnh của quảng cáo Remarketing. Vì nó giúp cho bạn tiếp cận lại khách hàng cũ với mức chi phí thấp và hiệu quả sẽ cực kì cao

Để bắt đầu với quảng cáo Remarketing thì bạn phải có đối tượng trước đã

2.5a Tạo đối tượng Remarketing

Đối tượng quảng cáo Google Remarketing
Đối tượng quảng cáo Google Remarketing

Bạn có thể tạo đối tượng từ 2 nguồn cơ bản:

  • Nguồn đối tượng từ thẻ Google Ads: Bạn vào Công cụ và Cài đặt > Chọn Công cụ quản lí đối tượng > Chọn tiếp vào Nguồn dữ liệu > Vào thẻ Google Ads và lấy ID chuyển đổi: XXXXXXX. Sau đó bạn tạo thẻ ở công cụ Google Tag Manager và copy ID này qua rồi Xuất Bản
  • Nguồn đối tượng từ Google Analytics: Để lấy đối tượng từ Google Analytics thì bạn cần kết nối Google Ads với Google Analytics. Sau đó tạo đối tượng trong Google Analytics rồi xuất bản qua Google Ads

2.5b Tạo chiến dịch Tiếp thị Lại

Sau khi đã có đối tượng thì bạn sẽ đến với bước tạo chiến dịch Tiếp Thị Lại

Tương tự với việc tạo chiến dịch Tìm Kiếm. Ở bước chọn chiến dịch bạn sẽ lựa chọn là Hiển thị. Tiếp tục Lưu và đặt tên cho nó

Tạo chiến dịch Google Tiếp thị lại

Khác biệt so với tạo chiến dịch Tìm Kiếm thì quảng cáo Tiếp thị lại sẽ có thêm 1 tab về Nhắm mục tiêu.

Ở phần Phân khúc đối tượng. Bạn chọn vào đối tượng đã Truy cập Website

Sau khi đã có xong đối tượng thì bạn sẽ tạo quảng cáo của mình. Quảng cáo Tiếp thị lại là quảng cáo Hiển thị. Vì thế nên bạn lưu ý sử dụng hình ảnh đúng định dạng và kích thước để hiệu quả tối ưu nhất

Tạo quảng cáo thích ứng Remarketing

Tạo xong hết thì bạn lưu lại và xuất bản chiến dịch Google Ads này.

Một số sai lầm phổ biến khi chạy quảng cáo Google Ads

Hiểu rõ những sai lầm thường gặp dưới đây sẽ giúp bạn thiết lập chiến dịch quảng cáo Google hiệu quả hơn:

  • Tưởng rằng cứ chạy quảng cáo là có đơn hàng ngay: Google Ads chỉ giúp hiển thị quảng cáo đến những khách hàng có nhu cầu. Khi các yếu tố trong quảng cáo được thực hiện đúng cách và đồng bộ, việc có đơn hàng chỉ là kết quả tự nhiên.
  • Không tối ưu quảng cáo liên tục: Hiệu quả của quảng cáo có thể thay đổi theo thời gian. Bạn cần theo dõi các chỉ số và thường xuyên điều chỉnh chiến dịch Google Ads để đảm bảo hiệu suất tốt nhất.
  • Lựa chọn sai từ khóa mục tiêu: Chọn đúng từ khóa giúp quảng cáo của bạn xuất hiện đúng lúc khi khách hàng tiềm năng tìm kiếm, tăng khả năng thu hút họ.
  • Không chia nhỏ hoặc chia sai từ khóa: Việc phân loại từ khóa chính xác giúp bạn hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và dẫn họ đến trang đích phù hợp, tăng cơ hội chuyển đổi.
  • Trang đích kém chất lượng hoặc không cụ thể: Nếu trang đích không được chăm chút hoặc không cung cấp thông tin hữu ích, khách hàng có thể bỏ qua cơ hội mua hàng, làm giảm hiệu quả của quảng cáo.
  • Tự chạy quảng cáo mà chưa hiểu rõ cách hoạt động: Nếu chưa nắm vững cách vận hành của Google Ads, bạn nên tìm đến các đơn vị chuyên nghiệp để được hướng dẫn hoặc thuê dịch vụ để đảm bảo chiến dịch mang lại kết quả như mong muốn.
  • Thuê đơn vị quảng cáo không uy tín: Tránh chọn những đơn vị quảng cáo giá rẻ hoặc không có kinh nghiệm trong lĩnh vực của bạn, vì họ có thể sử dụng các phương pháp không đúng đắn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh thu và trang web của bạn.

Kết luận

Trên đây là chia sẻ của mình về cách chạy quảng cáo Google Ads. Mình mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp cho mọi người chạy quảng cáo Google Ads được hiệu quả hơn.

Nếu cần dịch vụ quảng cáo Google Ads thì đừng ngần ngại liên hệ với mình để được tư vấn miễn phí nhé

5/5 - (100 bình chọn)

Nguyễn Đức Hòa

Mình là Hòa. Mình là người viết những bài viết trên Blog này và Founder tại X3Sales.vn. Với kinh nghiệm 7+ năm nghiên cứu chuyên sâu về Google Ads. Và những chia sẻ của mình trên Website này đều là những trải nghiệm khi mình triển khai các chiến dịch với Google. Mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn
Back to top button