Review sách

REVIEW sách Search Inside Yourself: Tạo ra lợi nhuận, Vượt qua đại dương và Thay đổi thế giới

Cuốn sách “Search Inside Yourself” của Chade-Meng Tan là một tác phẩm về chủ đề tâm lý thông qua việc tìm kiếm bên trong chính chúng ta. Hãy khám phá những khía cạnh tích cực qua bài review sách Search Inside Yourself dưới đây.

Giới thiệu chung về tác giả sách Search Inside Yourself

Sách “Search Inside Yourself” được viết bởi Chade-Meng Tan, là một tác giả, nhà từ thiện và là cựu kỹ sư phần mềm của Google. Ông đã nghỉ hưu ở Google với tư cách là “Jolly Good Fellow” ở tuổi 45
Ông bắt đầu quan tâm đến chánh niệm và thiền định khi thấy tác động tích cực của nhưng phương pháp thực hành này đối với sức khỏe và hành phúc con người. Chính vị thế, tại Google, ông đã tạo một khóa học mang tính đột phá nhằm giảm căng thẳng và cải thiện khả năng sáng tạo có tên là “Search Inside Yourself”. Chương trình này trở nên rất phổ biến và mở rộng ra ngoài bức tường của Google.
Ngoài công việc tại Google, Meng còn là tác giả của một số cuốn sách, bao gồm “Search Inside Yourself” và “Niềm vui theo yêu cầu: Nghệ thuật khám phá hạnh phúc bên trong”. Những cuốn sách này cung cấp hướng dẫn thực tế và hiểu biết sâu sắc về việc kết hợp chánh niệm và thiền định vào cuộc sống hàng ngày.

Review sách Search Inside Yourself chi tiết nhất

Chương 1: Thậm chí một kỹ sư cũng có thể thành công về trí thông minh cảm xúc

Trí thông minh cảm xúc là gì? Theo Peter Salovey và John D. Mayer “Khả năng theo dõi cảm giác và cảm xúc của mình cũng như của người khác, phân biệt chúng và sử dụng thông tin này để dẫn dắt tư duy và hành động của mình”.
Goleman đã xây dựng một cấu trúc rất hữu ích về trí thông minh cảm xúc bằng cách phân loại nó thành năm phần. Đó là:
  1. Khả năng am hiểu bản thân: Kiến thức về các trạng thái bên trong, sở thích, nguồn lực, và trực giác của chính mình
  2. Khả năng kiểm soát bản thân: Khả năng quản lý các trạng thái bên trong, các xung động, và nguồn lực của chính mình
  3. Động lực: Những xu hướng cảm xúc dẫn dắt hoặc hỗ trợ việc đạt được mục tiêu
  4. Cảm thông: Khả năng am hiểu cảm xúc, nhu cầu và mối quan tâm của người khác
  5. Kỹ năng xã hội: Sự thành thạo trong việc gợi ra những phản ứng mong muốn bên trong người khác.
Trong phân này, tác giả Meng đã nêu lên những lợi ích của trí thông minh cảm xúc man lại 3 kỹ năng quan trọng:
  • Hiệu suất làm việc nổi bật
  • Năng lực lãnh đạo xuất sắc
  • Khả năng tạo ra các điều kiện cho hạnh phúc
Mục tiêu của việc phát triển trí thông minh cảm xúc là giúp chúng ta tối ưu hóa bản thân và hoạt động ở mức cao hơn mức độ bạn có khả năng đạt được. Việc mài giùa các năng lực cảm xúc có thể mở rộng giới hạn của bạn.
Tác giả đề cập đến hai bước cơ bản để có thể đào tạo trí thông minh là: Rèn luyện sự chú ý và Rèn luyện ở cấp độ sinh lý.

Chương 2: Hãy thở như thể cuộc đời bạn phụ thuộc vào nó

Trong chương 2 này, tác giả đề cập đến lý thuyết và cách thực hành thiền. Theo Meng, thiền không có gì bí ẩn, thực ra nó chỉ là rèn luyện tinh thần. Khi đó, ba phẩm chất tuyệt vời của tâm trí sẽ tự nhiên xuất hiện: an tĩnh, rõ ràng và hạnh phúc.
Định nghĩa về thiền được Julie Brefczynski-Lewis đưa ra, là: “Một hệ những phương pháp rèn luyện tinh thần được thiết kế để giúp người thực hành quen với những dạng quy trình tinh thần cụ thể”
Tác giả đưa ra và giải thích về quy trình thiền chánh niệm khá đơn giản qua hình minh họa dưới đây.
Cuốn sách cũng đề cập đến cách để ứng phó với sự sao nhãng là
  • Thừa nhận
  • Trải nghiệm mà không phán xét hay phản ứng
  • Nếu cần phản ứng, hãy tiếp tục duy trì sự chú tâm
  • Buông thả nó
Nếu bạn chưa biết cách về tư thế thiền thì cũng đừng lo lắng, vì trong cuốn sách này tác giả cũng đưa ra cách để có thể thiền đúng cách. Thực ra bạn có thể thiền trong bất cứ tư thể nào mà bạn muốn. Tác giả đề cập đến tư thế thiền truyền thống thư giãn nhất gồm bảy điểm.
  1. Lưng thẳng “như một mũi tên”
  2. Chân khoanh lại “theo thế hoa sen”
  3. Vai thả lỏng, nâng lên cao và ra sau, “như con kền kền”
  4. Cằm thu lại một chút, “như một cái móc sắt”
  5. Mắt nhắm lại hoặc nhìn xa xăm
  6. Lưỡi chạm vào vòm miệng
  7. Môi hơi mở, răng không nghiến.
Một tư thế đơn giản khác của giảng viên chương trình Tìm Kiếm Bên Trong Bạn, Yvonne Ginsberg: “Hít một hơi thật sâu, nâng xương sườn lên. Thở ra, để vai rơ xuống trong khi cột sống giữ nguyên vị trí một cách nhẹ nhàng. Sau đó, đồng thời tưởng tượng ra dòng chảy của một con sông và sự ổn định của một ngọn núi.”

Chương 3: Thiền không ngồi trên đệm

Tác giả mở rộng lợi ích của thiền ra khỏi việc ngồi trong chương này. Meng cho rằng thiền là một kỹ năng quan trọng nhất bạn có thể học được trong cuộc đời. Vì vậy tác giả muốn độc giả hiểu và phổ biến việc thiền. Cuốn sách đưa ra 3 cách thực hành thiền để phát triển một tâm trí vừa an tĩnh vừa rõ ràng:
  • Thiền trong hoạt động
Thiền trong mọi khoảnh khắc của đời sống hàng ngày thì chất lượng cuộc sống của bạn sẽ thay đổi rõ rệt.
“Mọi người luôn coi đi trên nước hay đi trên không là một phép màu. Nhưng tôi nghĩ phép màu thực sự không phải là đi trên nước hay đi trên không, mà là đi trên mặt đất. Mỗi ngày, chúng ta đều tham gia một phép màu thậm chí chúng ta còn không nhận ra: bầu trời xanh, mây trắng, lá xanh, đôi mắt đen tò mò của một đứa trẻ – đôi mắt của chính chúng ta. Tất cả đều là một phép màu” – Trích dẫn của Thích Nhất Hạnh được đề cập trong cuốn sách “Search Inside Yourself”.
Nếu bạn không thích thiền ngồi thì tác giả cũng đề xuất một phương pháp khác đó chính là “thiền đi”. Hay nghiên cứu cuốn sách để có thể hiểu hơn về phương pháp này nhé!
  • Thiền hướng tới người khác (Thiền nghe)
Thiến hướng tới người khác vì lợi ích của họ là một ý tưởng đơn giản để đưa sự chú ý tới người khác với một tâm trí không phán xét.
Có hai phương pháp để thực hiện thiền nghe là
  • Thiền nghe theo cách chính thống: một môi trường nhân tạo trong đó một người nói còn một người thiền nghe
  • Thiền nghe theo cách không chính thống: thiền nghe với người khác những vẫn có không gian nói chuyện bình thường.
  • Thiền nói chuyện
Tác giả đưa ra ba thành phần quan trọng trong thiền nói chuyện:
  • Thiền nghe
  • Thắt nút (thắt lại vòng tròn giao tiếp): cách thể hiện bạn đã thực sự lắng nghe người khác nói
  • Nhúng: xem xét chính bản thân, biết rằng mình đang cảm thấy thế nào về những gì mình đang nghe.
  • Làm thế nào có thể duy trì việc thực hành thiền?
Tác giả đề xuất ba gợi ý để duy trì việc thực hành thiền đến lúc có thể tự duy trì:
  • Có bạn tập cùng
  • Làm ít hơn khả năng
  • Hít một hơi mỗi ngày

Chương 4: Sự tự tin hữu cơ

Bạn không thể giải quyết một vấn đề với cùng một tâm trí đã tạo ra nó” – Albert Einstein
Chương này được tác giả đề cập đến việc nhìn vào bên trong bản thân và tự nhận thức. Tác giả để cập đến hai phẩm chất mà ông muốn phát triển là độ phân giải và sự sống động.
Việc tự nhận thức chính là lĩnh vực mấu chốt của trí thông minh cảm xúc. Theo Daniel Goleman cho rằng, trong trong lĩnh vực tự nhận thức có ba năng lực cảm xúc là:
  • Nhận thức cảm xúc: Nhận ra cảm xúc của mình và các tác động của chúng
  • Tự đánh giá chính xác: Biết các điểm mạnh và giới hạn của mình
  • Tự tin: Cảm giác mạnh mẽ về giá trị và năng lực của bản thân.
Tự tin là một năng lực rất mạnh. Norman Fischer đã đưa ra một miêu tả rất đáng yêu về sự tự tin đích thực:
Tự tin không phải là tự phụ. Khi bạn thực sự tự tin, cái tôi của bạn sẽ mềm dẻo: tùy tình huống, bạn có thể nắm lấy cai tôi hoặc buông bỏ nó để học một cái gì đó hoàn toàn mới thông qua việc lắng nghe. Và nếu bạn phát hiện ra rằng bạn không thể buông bỏ cái tôi, ít nhất bạn biết điều đó. Bạn có thể thừa nhận điều đó với bản thân. Cần rất nhiều sự tự tin để đủ khiêm tốn nhận ra các giới hạn của bản thân mà không chỉ trích chính mình
Hãy tăng khả năng nhận thức bản thân bằng một trong hai cách: Quét cơ thể hoặc Ghi chép. Hai phương pháp này, bằng việc hỗ trợ sự am hiểu về bản thân và trung thực với bản thân, cũng tạo ra các điều kiện cho sự tự tin.

Chương 5: Điều khiển cảm xúc như thuần dưỡng một con ngựa

Không có sự làm chủ nào lớn hơn hay sự làm chủ nào nhỏ hơn sự làm chủ bản thân” – Leonardo da Vinci
  • Về sự tự điều chỉnh
Để tận dụng sự tự nhận thức để đạt được khả năng làm chủ các cảm xúc của chính mình chúng ta phải biết cách tự điều chỉnh. Theo Daniel Goleman, có năm năng lực cảm xúc nằm dưới lĩnh vực tự điều chỉnh:
  • Tự kiểm soát: Kiềm chế các cảm xúc và xung đột có thể gây hỗn loạn
  • Đáng tin cậy: Duy trì các chuẩn mực về sự trung thực và chính trực
  • Tận tâm: Nhận trách nhiệm về những việc làm của bản thân
  • Dễ thích nghi: Linh hoạt để đáp ứng trước sự thay đổi
  • Đổi mới: Thoải mái với các ý tưởng, cách tiếp cận và thông tin mới
Khả năng biến sự ép buộc thành sự lựa chọn là chìa khóa mở ra tất cả
những năng lực này.
  • Những nguyên tắc chung để giải quyết sự đau đớn
    • Biết khi nào bạn không đau.
    • Đừng cảm thấy tồi tệ về việc mình cảm thấy tồi tệ.
    • Đừng cho quái vật ăn.
    • Khởi đầu mọi suy nghĩ bằng tình thương và óc hài hước.

Chương 6: Tạo ra lợi nhuận, vượt qua đại dương và thay đổi thế giới

Theo Tom Hsieh, có ba loại hạnh phúc: khoái lạc, đam mê và mục đích cao cả. Trong đó, chúng đều có mức độ bền vững khác nhau, hạnh phúc có được từ mục đích cao cả có độ bền vững cao nhất.
Tác giả cũng đưa ra 3 bước để tạo động lực cho bản thân trong công việc là:
  • Tương thích: Khiến các công việc tương thích với các giá trị và mục đích cao cả
  • Hình dung: Nhìn thấy tương lai chúng ta mong muốn
  • Phục hồi: Khả năng vượt qua các chướng ngại vật trên con đường của chúng ta
Chúng ta có thể rèn luyện sự phục hồi qua ba mức độ:
  • An tĩnh bên trong: Khi bạn có thể liên tục đạt được sự an tĩnh bên trong, nó trở thành nền tảng cho mọi sự lạc quan và phục hồi.
  • Phục hồi cảm xúc: Thành công và thất bại là những trải nghiệm cảm xúc. Khi rèn luyện mức độ này, chúng ta mở rộng không gian cho chúng
  • Phục hồi nhận thức: hiểu cách mình giải thích các thất bại với chính bản thân và tạo ra các thói quen suy nghĩ hữu dụng sẽ giúp chúng ta phát triển sự lạc quan.
  • Học hỏi sự lạc quan, trút bỏ sự bi quan
Barbara Fredrickson, một nhà tiên phong nổi bật trong lĩnh vực tâm lý tích cực, phát hiện ra rằng cần đến ba trải nghiệm tích cực để vượt qua một trải nghiệm tiêu cực, tỷ lệ 3:1
  • Bước đầu tiên để học sự lạc quan là nhận thức được mình có thành kiến mạnh về những điều tiêu cực.
  • Bước thứ hai là thiền. Tạo ra sự khách quan đối với các trải nghiệm của bản thân.
  • Bước cuối cùng là biến chuyển. Chú trọng đến trải nghiệm một các có ý thức và chấp nhận công lao của bản thân.

Chương 7: Sự đồng cảm và điệu tango của bộ não

Đây là lúc bạn phát triển sự đồng cảm thông qua thấu hiểu và kết nối vố người khác. Theo Stephen R. Covey: “Trước tiên hãy tìm cách thấu hiểu, rồi sau đó mới tìm cách để được thấu hiểu”.
Cách làm tăng sự đồng cảm
Tình yêu thương sẽ làm tăng sự đồng cảm. Tình yêu thương là động cơ của sự đồng cảm; nó thúc đẩy bạn quan tâm, khiến bạn cởi mở với người khác hơn và người khác cởi mở với bạn hơn. Càng thể hiện tình yêu thương với người khác, bạn càng dễ đồng cảm với họ” – Trích dẫn trong cuốn sách “Search Inside Yourself.
Chúng ta thường đồng cảm nếu nhìn thấy cái gì tương tự với mình. Chúng ta sẽ dễ dàng bị đồng cảm khi thấy người khác cũng giống mình. Vì thế, để trở nên đồng cảm hơn thì chúng ta cần có một tâm trí với bản năng phản ứng theo cách đầy yêu thương với tất cả mọi người.

Chương 8: Vừa có hiệu quả, vừa được yêu quý

Chương 8 được tác giả nói lên những kỹ năng xã hội và lãnh đạo.
“Khi thực lòng quan tâm đến người khác trong hai tháng, bạn sẽ có thêm được nhiều bạn hơn so với khi bạn tìm cách để người khác quan tâm đến bạn trong hai năm. Nói cách khác, để kết bạn với một người, hãy trở thành bạn của người đó”. Theo Dale Carnegie
Trong chương này, tác giả đưa ra ba kỹ năng xã hội căn bản đề vừa làm việc có hiệu quả vừa được yêu quý là: dẫn dắt bằng lòng từ bi, ảnh hưởng bằng lòng tốt và giao tiếp bằng hiểu biết.
  • Dẫn dắt bằng lòng từ bi
Lòng từ bi được coi là một phẩm chất đạo đức tuyệt vời, và lá yếu tố giúp con người đạt được mức độ hạnh phúc cao nhất.
Tác giả Chade-Meng Tan cho rằng “lãnh đạo bằng lòng từ bi là cách lãnh đạo hiệu quả nhất. Rèn luyện lòng từ bi tức là chuyển từ bản thân sang người khác. Hãy nói theo cách khác, để trở thành một nhà lãnh đạo hiểu quả, bạn cần trải qua sự biến đổi quan trọng từ quá trình đi từ “tôi” sang đến “chúng tôi”
Một cách khác để rèn luyện lòng từ bi được tác giả đề cập đến là nhân sự tốt đẹp lên nhiều lần.
  • Ảnh hưởng bằng lòng tốt
Tác giả đưa ra kế hoạch gồm bốn bước để mở rộng quy mô và phạm vi tầm ảnh hưởng của bạn:
  • Mặc định rằng bạn vốn đã có ảnh hưởng, vốn đã tác động đến mọi người
  • Củng cố sự tự tin
  • Hiểu mọi người và giúp họ thành công
  • Phục vụ cho lợi ích lớn hơn
  • Giao tiếp bằng hiểu biết
Việc đồng cảm không thôi sẽ là chưa đủ, chúng ta cần phải biết cách giao tiếp để truyền đạt cảm xúc một cách hiệu quả. Tác giả tóm lược 5 bước để tiến hành một cuộc trò chuyện khó khăn được viết trong cuốn “Difficult Conversations”
1. Chuẩn bị ba cuộc trò chuyện
2. Quyết định có nên đưa ra vấn đề hay không
3. Bắt đầu từ câu chuyện thứ ba mang tính khách quan
4. Khám phá câu chuyện của họ và câu chuyện của bạn
5. Giải quyết vấn đề

Chương 9: Ba bước dễ dàng để đi đến hòa bình thế giới

Ba bước dễ dàng để đi đến hòa bình thế giới được tác giả nhắc đến trong cuốn sách là:
1.Bắt đầu từ bản thân.
2.Biến thiền thành một ngành khoa học.
3.Đưa thiền vào cuộc sống.

Kết luận

Cuốn sách “Search Inside Yourself” của Chade-Meng Tan là một nguồn tài liệu tuyệt vời cho những ai muốn khám phá phát triển bên trong chính bản thân mình. Hy vọng qua bài review sách Search Inside Yourself giúp bạn có thể hiểu được sự hay ho của cuốn sách mang lại.
5/5 - (100 bình chọn)
Xem thêm  REVIEW sách Tiếp Thị 4.0 - Tiếp cận khách hàng trong kỷ nguyên số

Nguyễn Đức Hòa

Mình là Hòa. Mình là người viết những bài viết trên Blog này và Founder tại X3Sales.vn. Với kinh nghiệm 7+ năm nghiên cứu chuyên sâu về Google Ads. Và những chia sẻ của mình trên Website này đều là những trải nghiệm khi mình triển khai các chiến dịch với Google. Mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button