Facebook Marketing
Facebook Business Là Gì? Cách tận dụng tối đa cho doanh nghiệp
Trong thời đại công nghệ số, Facebook Business không chỉ là công cụ mà còn là “cánh tay phải” đắc lực giúp các doanh nghiệp tối ưu hoạt động marketing và mở rộng tầm ảnh hưởng trực tuyến. Được xây dựng để hỗ trợ từ việc quản lý nội dung, tương tác với khách hàng đến chạy quảng cáo, Facebook Business giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả công việc.
Facebook Business là gì?
Facebook Business (viết tắt là BM) còn được biết đến là Meta Business Suite, là công cụ chuyên dụng của Meta để giúp doanh nghiệp quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh trực tuyến của mình. Với công cụ này, bạn có thể quản lý tài khoản quảng cáo, chiến dịch quảng cáo và Fanpage doanh nghiệp một cách hiệu quả.
Đặc biệt, Facebook Business Manager có nhiều loại tài khoản quảng cáo như BM1, BM5, BM80, đến BM2500, ứng với khả năng tạo 1, 5, 80, và 2500 tài khoản quảng cáo khác nhau. Điều này giúp doanh nghiệp linh hoạt trong việc tạo và quản lý các tài khoản quảng cáo khác nhau, đảm bảo khả năng tối ưu quảng cáo và giữ hoạt động ổn định dù gặp tình huống “chết” tài khoản do vi phạm chính sách.
Ngoài ra, Meta Business Suite là giao diện hỗ trợ doanh nghiệp quản lý mọi hoạt động marketing trên cả Facebook và Instagram. Với Meta Business Suite, người dùng có thể kết nối với khách hàng từ cả hai nền tảng một cách liền mạch. Giao diện này còn giúp bạn dễ dàng xem thông báo, trả lời tin nhắn, lên lịch đăng bài viết, đăng tin, và quảng cáo cho doanh nghiệp. Những thông tin chi tiết, phân tích từ Meta Business Suite cung cấp dữ liệu quý giá để doanh nghiệp tối ưu chiến dịch và tăng hiệu quả kinh doanh trong thời gian thực, dù sử dụng trên máy tính hay di động.
Vì sao bạn nên sử dụng Facebook Business Manager
- Phân tách hoạt động cá nhân và công việc: Sử dụng Business Manager giúp bạn giữ cho hoạt động cá nhân và công việc trên Facebook hoàn toàn tách biệt. Điều này giúp bạn tránh tình huống đăng bài không mong muốn từ tài khoản cá nhân lên fanpage của doanh nghiệp, đồng thời không cần phải chuyển đổi giữa các tài khoản.
- Quản lý chiến dịch tiếp thị tập trung: Với Business Manager, bạn có thể quản lý toàn bộ các chiến dịch marketing và quảng cáo của mình tại một nơi duy nhất. Hệ thống quản lý doanh nghiệp và quảng cáo được kết nối, giúp bạn dễ dàng theo dõi và tối ưu hóa các hoạt động quảng cáo.
- Theo dõi tương tác từ nhiều nền tảng: Facebook Business Manager cho phép bạn kiểm soát các bình luận và tin nhắn từ cả Facebook và Instagram trong cùng một hộp thư đến. Điều này giúp bạn phản hồi nhanh chóng và hiệu quả hơn đối với khách hàng.
- Tương tác an toàn với mọi người: Bạn có thể chỉ định quyền truy cập cho đồng nghiệp, đối tác hoặc đại lý mà vẫn đảm bảo tài khoản cá nhân của mình được bảo mật. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác mà không lo ngại về an toàn thông tin.
Các tính năng chính của Facebook Business
Meta Business Suite mang đến một loạt các tính năng mạnh mẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các hoạt động trên Facebook và Instagram.
- Đăng bài trên cả Facebook và Instagram: Bạn có thể dễ dàng đăng bài viết và tin tức trên cả hai nền tảng mà không cần phải chuyển đổi tài khoản. Ngoài ra, bạn có thể lên lịch đăng bài vào thời điểm khách hàng tương tác cao nhất, lưu bài viết dưới dạng bản nháp hoặc tải tài sản nội dung vào thư viện phương tiện để sử dụng sau.
- Quản lý hộp thư: Meta Business Suite cho phép bạn theo dõi và phản hồi tin nhắn, bình luận trên cả Facebook, Messenger và Instagram từ một giao diện duy nhất. Bạn cũng có thể tạo tin trả lời tự động để cải thiện tốc độ phản hồi và tăng sự tương tác với khách hàng.
- Tạo quảng cáo: Với công cụ quảng cáo mạnh mẽ, bạn có thể dễ dàng thu hút người dùng thông qua các bài viết quảng cáo hoặc tạo quảng cáo trực tiếp trên Facebook và Instagram, nâng cao sự hiện diện trực tuyến của doanh nghiệp.
- Theo dõi thông tin chi tiết và xu hướng: Meta Business Suite cung cấp các báo cáo chi tiết về hiệu quả của bài viết, giúp bạn theo dõi các xu hướng chính và hiểu rõ hơn về đối tượng khách hàng của mình trên cả hai nền tảng.
- Xem tổng quan hoạt động: Bạn có thể xem lại toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp trên Facebook và Instagram thông qua tab “Hoạt động”. Công cụ này giúp bạn quản lý các tin nhắn, bình luận chưa đọc và ưu tiên các công việc quan trọng từ giao diện chính.
- Truy cập các công cụ hỗ trợ khác: Meta Business Suite trên máy tính cung cấp quyền truy cập nhanh đến các công cụ khác của Meta, như Trình quản lý quảng cáo, Công cụ quản lý thương mại và Cài đặt doanh nghiệp, giúp bạn dễ dàng kiểm soát và tối ưu hoạt động marketing của mình.
Hướng dẫn tạo tài khoản Facebook Business
Bước 1: Tạo tài khoản quản lý trang – Facebook Business Manager
Để tạo tài khoản doanh nghiệp Business Facebook, đầu tiên truy cập TẠI ĐÂY. Sau đó, bạn nhấp vào nút “Tạo tài khoản” bên góc phải màn hình, như hình dưới đây:
Sau đó, xuất hiện hộp thông tin, điền đầy đủ thông tin được yêu cầu và nhấn Gửi
Lúc này Facebook sẽ gửi email xác thực tới địa chỉ email mà bạn đã điền. Và xuất hiện hộp thoại xác nhận. Bạn chỉ cần truy cập email và xác thực là xong.
Sau đó nhấp vào “Cài đặt cho doanh nghiệp” để bắt đầu điền thông tin chi tiết của doanh nghiệp:
Tiếp theo, chọn “Thông tin doanh nghiệp” -> “Chỉnh sửa” để bổ sung thêm tên doanh nghiệp của bạn
Sau khi điền xong bạn nhấp vào nút “Lưu” để lưu lại thông tin.
Bước 2: Thêm các trang Facebook vào Facebook Business
Để thêm trang Facebook của bạn vào Facebook Business Manager, bạn hãy thực hiện như sau:
Từ bảng điều khiển Trình quản lý doanh nghiệp, chọn “Trang” -> “Thêm” -> “Thêm trang”
Bước 3. Thêm các tài khoản quảng cáo Facebook của bạn
Vào phần Cài đặt doanh nghiệp -> Truy cập vào mục “Tài khoản quảng cáo” -> Quản trị viên chọn “Thêm”. Sau đó chọn tùy chọn “Thêm tài khoản quảng cáo”
Từ trang chủ giao diện Trình quản lý doanh nghiệp, Nnhập địa chỉ ID của tài khoản cần thêm vào sau đó xác nhận “Thêm tài khoản quảng cáo”
Nếu bạn chưa có tài khoản quảng cáo thì cần phải tạo tài khoản quảng cáo Facebook trước khi thêm vào Facebook Bussiness.
Bí quyết khai thác tối đa Meta Business Suite
Để tận dụng tối đa các tính năng của Meta Business Suite, bạn cần thực hiện các bước chiến lược giúp tối ưu hóa thời gian và hiệu quả công việc.
Đăng bài thường xuyên
- Lên lịch trước cho các bài viết và tin tức để tiết kiệm thời gian và đảm bảo tính nhất quán trong chiến lược truyền thông.
- Sử dụng tính năng bản nháp để tạo ra hàng loạt nội dung cùng lúc, giúp bạn dễ dàng quản lý và xuất bản khi cần thiết.
- Đăng bài đồng thời trên Facebook và Instagram, giúp tiết kiệm thời gian mà vẫn duy trì sự hiện diện mạnh mẽ trên cả hai nền tảng.
- Xây dựng một lịch đăng bài thường xuyên với chế độ xem theo lịch để đảm bảo bài viết được lên lịch hợp lý, đồng thời bổ sung các bài viết vào lịch trống để tối ưu thời gian và tăng tính sáng tạo.
- Tạo album lưu trữ tài sản nội dung, giúp bạn dễ dàng tái sử dụng hoặc chia sẻ lại tài liệu trong tương lai khi cần thiết.
Tương tác với người theo dõi
- Sử dụng thẻ “Cập nhật” trong tab Trang chủ để ưu tiên các cuộc trò chuyện quan trọng với khách hàng và người theo dõi.
- Liên tục cập nhật các thông báo trên các nền tảng xã hội trong tab Thông báo để không bỏ lỡ bất kỳ phản hồi nào từ khách hàng.
- Thiết lập tin trả lời tự động trong Hộp thư để trả lời nhanh chóng các câu hỏi thường gặp, giúp tiết kiệm thời gian và tăng cường trải nghiệm khách hàng.
- Cập nhật và trả lời bình luận, tin nhắn ngay lập tức trên điện thoại di động, giúp bạn duy trì sự liên kết trực tiếp với khách hàng mọi lúc, mọi nơi.
- Sử dụng Hộp thư để trả lời trực tiếp câu hỏi từ khách hàng về sản phẩm hoặc giới thiệu các sản phẩm khác phù hợp với nhu cầu của họ.
Mở rộng tiếp cận khách hàng bằng quảng cáo
- Theo dõi chi tiết về những ai đang tương tác với doanh nghiệp của bạn trong tab “Thông tin chi tiết” để hiểu rõ hơn về đối tượng mục tiêu và cách tinh chỉnh quảng cáo của mình.
- Dựa trên những câu hỏi và bình luận trong tab “Bài viết & tin” cùng tab “Hộp thư”, bạn có thể nắm bắt những vấn đề khách hàng đang quan tâm và điều chỉnh chiến dịch quảng cáo sao cho phù hợp hơn.
- Xem bài viết nào tạo ra sự tương tác mạnh mẽ nhất trong tab “Thông tin chi tiết” và cân nhắc quảng cáo những bài viết này để thu hút đối tượng khách hàng mới.
Những lưu ý khi sử dụng tài khoản Facebook Business
- Thêm Quản Trị Viên Cẩn Thận: Khi thêm quản trị viên cho Trình quản lý doanh nghiệp và tài khoản quảng cáo, hãy cẩn trọng và chỉ thêm người mà bạn thực sự tin tưởng và có cam kết ràng buộc. Điều này giúp đảm bảo an toàn thông tin và tránh rủi ro quản lý tài khoản.
- Hạn Chế Thêm Thẻ Thanh Toán: Tránh thêm quá nhiều thẻ thanh toán trong suốt chiến dịch quảng cáo. Thay đổi thường xuyên hoặc quá nhiều thẻ có thể làm tài khoản bị khóa vì lý do bảo mật.
- Lưu Ý Khi Chạy Quảng Cáo Ở Nước Ngoài: Đối với quảng cáo ở các quốc gia khác, hãy chọn đúng múi giờ và đơn vị tiền tệ ngay từ đầu. Điều này sẽ giúp quản lý chiến dịch quảng cáo dễ dàng hơn và hạn chế rủi ro liên quan đến thanh toán.
- Cẩn Trọng Khi Sử Dụng PayPal: Nếu bạn chọn thanh toán qua PayPal, hãy lưu ý rằng Việt Nam nằm trong danh sách khu vực cần xem xét của PayPal. Việc này có thể dẫn đến tình trạng tài khoản bị tạm khóa, vì vậy hãy xử lý giao dịch cẩn thận và thường xuyên kiểm tra các quy định của PayPal.
Kết luận
Việc nắm vững và tận dụng Facebook Business có thể đem lại lợi thế lớn trong việc phát triển kinh doanh trực tuyến. Với những tính năng quản lý hiệu quả và công cụ quảng cáo mạnh mẽ, Facebook Business giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, kết nối khách hàng, và tăng trưởng bền vững. Đừng bỏ lỡ cơ hội phát triển doanh nghiệp của mình với Facebook Business.