Kiến thức Google Ads
ROAS Google Ads là gì và khi nào nên sử dụng?
Trong chiến dịch quảng cáo trực tuyến, một trong những mục tiêu quan trọng nhất của các nhà quảng cáo là đạt được hiệu quả tài chính cao nhất từ ngân sách quảng cáo. Đó là lý do tại sao Google Ads, nền tảng quảng cáo trực tuyến hàng đầu, đã giới thiệu ROAS mục tiêu – một công cụ độc đáo để tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo dựa trên mục tiêu hiệu suất tài chính. Vậy ROAS mục tiêu trong Google Ads là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.
ROAS là gì?
ROAS (Return on Advertising Spend) – lợi tức chi tiêu quảng cáo đo lường số tiền doanh thu mà doang nghiệp của bạn kiếm được cho mỗi lần chi tiêu quảng cáo. ROAS Google Ads cho phép bạn do lường ở cấp tài khoản, chiến dịch, nhóm quảng cáo và quảng cáo trong Google Ads. Các danh mục này sẽ được đặt ở cấp danh mục đầu tư, chiến dịch hoặc nhóm quảng cáo trong chiến lược đặt giá thầu.
ROAS Google Ads mục tiêu hay “tROAS” là viết tắt của “lợi nhuận mục tiêu trên chi tiêu quảng cáo” có nghĩa là tỷ lệ giữa doanh thu thu được từ chiến dịch quảng cáo và số tiền đã chi tiêu cho quảng cáo. Nó đo lường hiệu suất của một chiến dịch quảng cáo bằng cách xem xét mức độ hiệu quả của việc đầu tư quảng cáo.
ROAS mục tiêu cũng là một phần trong chiến lược Đặt giá thầu thông minh của Google. Chiến lược này hay còn gọi là chiến lược đặt giá thầu tự động. Google sẽ tới ưu hóa chuyển đổi hoặc giá trị chuyển đổi trong mỗi phiên bản đấu giá
ROAS Google Ads giúp bạn xác định mục tiêu tài chính của mình và định hướng chiến dịch quảng cáo. Nó giúp bạn biết được mức độ hiệu quả mà bạn muốn đạt được từ quảng cáo và tạo ra kế hoạch và chiến lược để đạt được mục tiêu đó.
Trong chỉ số ROAS Google Ads, việc xác định mục tiêu dựa trên các yếu tố như mục tiêu kinh doanh, mức độ lợi nhuận mong muốn, chi phí quảng cáo khác. Điều này có thể thay đổi tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh, mục tiêu và chiến lược quảng cáo của doanh nghiệp.
Quan trọng là theo dõi và đánh giá ROAS Google Ads mục tiêu để đảm bảo rằng chiến dịch quảng cáo đang đạt được hiệu suất tài chính mong đợi. Nếu ROAS Google Ads không đạt được mục tiêu, có thể cần điều chỉnh chiến lược quảng cáo, tối ưu hóa các yếu tố như mục tiêu khách hàng, nguồn tiếp cận, và phương tiện quảng cáo để đạt được kết quả mong muốn.
Ưu và nhược điểm của ROAS Google Ads
Ưu điểm của việc sử dụng ROAS
Theo dõi ROAS thường xuyên mang lại nhiều lợi ích cho các chiến dịch marketing:
- Lựa chọn kênh hiệu quả nhất: Đo ROAS trên nhiều kênh như email, mạng xã hội, quảng cáo ngoài trời giúp bạn nhận biết kênh nào mang lại hiệu quả cao nhất, từ đó tối ưu hóa nguồn lực và loại bỏ những kênh không mang lại kết quả.
- Tối ưu hóa quảng cáo: So sánh ROAS giữa các quảng cáo cho phép bạn xác định những yếu tố gây ấn tượng với người dùng và tập trung khai thác chúng.
- Báo cáo dễ hiểu: ROAS đơn giản, dễ theo dõi và dễ giải thích cho những người không chuyên về marketing.
- Loại bỏ phỏng đoán: Dựa trên dữ liệu ROAS, bạn có thể lập kế hoạch thông minh hơn cho các chiến dịch tương lai, tiết kiệm chi phí và cải thiện hiệu quả.
Hạn chế của ROAS
Mặc dù ROAS là một chỉ số quan trọng, nó vẫn có một số nhược điểm:
- Tập trung vào ngắn hạn: ROAS đo lường kết quả ngắn hạn từ quảng cáo cụ thể, nhưng để đánh giá hiệu quả dài hạn, bạn cần xem xét giá trị trọn đời của khách hàng (LTV).
- Không phản ánh toàn cảnh: ROAS không thể đo lường toàn bộ tác động của các yếu tố khác như tiếp thị đa kênh, đánh giá từ bạn bè, hoặc quảng cáo trước đó, khiến việc đánh giá lợi nhuận chỉ dựa vào một quảng cáo trở nên thiếu chính xác.
- Không thể hiện quy mô: ROAS dương có thể đạt được ngay cả khi số lượng khách hàng nhỏ. Do đó, bạn cần xem xét liệu tăng trưởng quy mô có thực sự cải thiện doanh thu đáng kể hay không.
Hướng dẫn Setup ROAS mục tiêu
Bạn vào trang Quản trị Google Ads > Chọn Chiến dịch cần Setup > Chọn tiếp vào “Cài đặt”
Chọn tiếp vào mục “Đặt giá thầu”
Nếu như bạn đang sử dụng 1 chiến lược giá thầu khác thì chọn vào “Thay đổi chiến lược giá thầu”
Sau đó chọn vào chiến lược “Tối đa hóa giá trị chuyển đổi”
Tích chọn vào “ROAS mục tiêu” và đặt mức ROAS mục tiêu mong muốn
Lưu ý: Luôn Setup ROAS mục tiêu xấp xỉ với ROAS lịch sử đã chạy trước đó. Để đảm bảo chiến dịch hoạt động tốt nhất
Hướng dẫn Setup đo giá trị chuyển đổi (tROAS)
Nếu doanh nghiệp của bạn đang sử dụng chiến dịch bán hàng trực tuyến hoặc có sự chuyển đổi từ lợi tức đầu tư trực tiếp, thì bạn cần xem xét một số tùy chọn thiết lập trước khi chạy chiến lược giá thầu tROAS.
Thiết lập giá trị chuyển đổi
Đầu tiên ở trên cùng bên phải của trang chủ Google Ads, chọn biểu tượng ”Công cụ và cài đặt”. Sau đó chọn ”Chuyển đổi” trong phần đo lường:
Bạn có thể chỉ định giá trị chuyển đổi cho hành động chuyển đổi hiện có hoặc hành động chuyển đổi mới được tạo trong tài khoản Google Ads của mình.
Trong cài đặt cho chuyển đổi, bạn chọn phần ”Giá trị” để chỉ định giá trị cho chuyên đổi:
Có hai tùy chọn để chỉ định giá trị cho chuyển đổi:
- Sử dụng cùng một giá trị cho mọi chuyển đổi: Tùy chọn này giúp chỉ định một giá trị cố định cho khách hàng tiềm năng hoặc giao dịch mua hàng
- Sử dụng các giá trị khác nhau cho mỗi chuyển đổi: Tùy chọn này giúp bạn chỉ định một giá trị duy nhất cho mỗi chuyển đổi khi bạn bán nhiều sản phẩm ở các mức giá khác nhau. Để tính năng này hoạt động bạn cần chỉnh sửa Thẻ Google trên trang web.
Đường dẫn đến ROAS mục tiêu
Tối đa hóa chuyển đổi
Tối đa hoá chuyển đổi hay “Số lượt chuyển đổi tối đa” là một chiến lược đặt giá thầu tự động được thiết kế để giúp người dùng nhận được nhiều lượt chuyển đổi nhất có thể trong phạm vi ngân sách hàng ngày của mình.
Mặc dù cài đặt này có một số ưu nhược điểm nhưng chất lượng chuyển đổi không được xem xét khi sử dụng chiến lược đặt giá thầu. Bởi vì Google đang tích cực đặt giá thầu cho bạn để thúc đẩy nhiều chuyển đổi nhất có thể.
CPA mục tiêu
Cấp độ tiếp theo của ”Tối đa hóa chuyển đổi” là CPA mục tiêu, là viết tắt của ”Chi phí mục tiêu cho mỗi hành động”. Đây là một tùy chọn bổ sung trong chuyển đổi tối đa cho phép bạn chỉ định giá mỗi hành động mục tiêu mong muốn (hay còn được gọi là giá mỗi chuyển đổi)
Google sẽ điều chỉnh giá thầu để đáp ứng giá mỗi chuyển đổi trung bình mà bạn đã được chỉ định.
Giá trị chuyển đổi tối đa
Chiến lược đặt giá thầu này hoạt động rất giống với “Tối đa hoá chuyển đổi” nhưng thay vì tối ưu cho khối lượng, chiến lược này sẽ tối đa hoá giá trị chuyển đổi. Để sử dụng chiến lược này, bạn cần chỉ định các giá trị chuyển đổi cho các hành động mà bạn muốn thúc đẩy.
Điều này có nghĩa với việc nếu bạn đang thúc đẩy các lượt gửi biểu mẫu khách hàng tiềm năng đơn giản mà không có bất kỳ giá trị trực tiếp nào liên quan đến chúng. Thì bạn sẽ không sử dụng được một trong hai chiến lược đặt giá thầu này.
ROAS mục tiêu
ROAS Google Ads mục tiêu nằm trong tùy chọn Giá trị chuyển đổi tối đa. Google Ads dự đoán các lượt chuyển đổi trong tương lai và các giá trị liên quan. Hệ thống sử dụng các giá trị chuyển đổi mà bạn đã chỉ định ở cấp theo dõi lượt chuyển đổi. Sau đó, Google sẽ đặt giá thầu giá mỗi nhấp chuột tối đa để tối đa hóa giá trị chuyển đổi của bạn trong khi cố gắng đạt được lợi tức chi tiêu quảng cáo trung bình bằng với mục tiêu mà bạn đã chỉ định.
Lời khuyên cuối cùng khi sử dụng ROAS
Để chọn lựa được chiến lược giá thầu phù hợp cho chiến dịch quảng cáo của bạn trên nền tảng Google Ads phức tạp này, là một trong những quyết định quan trọng mà nhà quảng cáo phải đưa ra.
Chiến lược Đặt giá thầu thông minh của Goolge là một trong những phương pháp hiệu quả để tối ưu hóa các chiến dịch Tìm Kiếm, Hiển thị và Mua sắm. Ngoài việc sử dụng cấu trúc chiến dịch thông minh, để Đặt giá thầu thông minh hiệu quả thì yếu tố quan trọng nhất là lượng dữ liệu mà Google nhận được để thực hiện các hoạt động tối ưu hóa đó.
Bạn cần thực hiện những điều chỉnh cần thiết ở cấp nhóm quảng cáo cũng như đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu liên quan đến phần trăm ROAS Google Ads mà bạn đang cố gắng đạt được. Việc thiết lập chính xác tính năng theo dõi phù hợp là yếu tố cần thiết để chạy các chiến dịch tROAS thành công.
Thỉnh thoảng, việc tìm hiểu và tối ưu hóa ROAS Google Ads có thể mất thời gian và yêu cầu nhiều thử nghiệm. Hãy kiên nhẫn và sẵn sàng thử nghiệm các chiến lược và phương pháp khác nhau để tìm ra những cách làm tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn.
Khi nào nên sử dụng chiến lược đặt giá thầu ROAS mục tiêu
Để sử dụng tROAS đúng cách, bạn phải chỉ định giá trị cho các hành động chuyển đổi. Theo bản chất của “lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo”, các giá trị chuyển đổi này sẽ phản ánh doanh thu mà bạn tạo ra do người dùng chuyển đổi trên quảng cáo của bạn.
- Không sử dụng tROAS nếu: các lượt chuyển đổi Google Ads của bạn không tạo ra lợi tức đầu tư trực tiếp (tức là lượt tải xuống hoặc công cụ miễn phí)
- Hãy sử dụng tROAS khi: lượt chuyển đổi Google Ads của bạn mang lại lợi tức đầu tư trực tiếp (tức là doanh số bán hàng trực tuyến)
Hãy cùng xem qua hai ví dụ dưới đây để xem liệu tROAS có phải là chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp của bạn hay không:
- Tình huống 1: Bạn đang làm việc cho một doanh nghiệp cần thu hút khách hàng tiềm năng đủ tiêu chuẩn cho đội ngũ bán hàng. Hành động chuyển đổi của bạn xoay quanh việc đăng ký bản giới thiệu bán hàng bên cạnh lượt tả xuống.
Bạn có thể sử dụng chiến lược đặt giá thầu “Chuyển đổi tối đa” hoặc CPA mục tiêu trong trường hợp này. Cần mất một thời gian để bạn có thể tiếp cận được khách hàng tiềm năng qua việc tư vấn, sau đó khách hàng tiềm năng mới hoàn tất quá trình mua hàng. - Tình huống 2: Bạn đang quản lý một trang web TMĐT cho phép khách hàng truy cập mua hoặc đặt hàng trực tiếp từ trang web.
Bạn nên sử dụng tROAS trong trường hợp này vì lượt chuyển đổi của bạn có giá trị trực tiếp được liên kết với chúng. tROAS cho phép bạn tối ưu hóa từng chiến dịch để tạo ra lợi tức đầu tư mong muốn, cho dù bạn cung cấp một hay nhiều sản phẩm khác nhau.
Kết luận
Tóm lại, ROAS Google Ads mục tiêu là một công cụ mạnh mẽ trong Google Ads giúp bạn đạt được mục tiêu hiệu suất tài chính và tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo của mình. Bằng cách tập trung vào giá trị chuyển đổi và sử dụng thuật toán thông minh của Google Ads, bạn có thể đạt được mục tiêu ROAS đã đề ra và đảm bảo rằng bạn chỉ chi tiêu cho các quảng cáo mang lại lợi nhuận cao.
3 Comments