Review sách

REVIEW sách Để Ngôn Từ Trở Thành Sức Mạnh: Tác động của từ ngữ trong kinh doanh

Mọt hoạt động trong kinh doanh bất cứ gì đều phải trải qua giai đoạn lên ý tưởng marketing và ngôn từ hóa ý tưởng đó. Một ý tưởng mặc dù có hay đến đâu mà không biết cách diễn đạt đến người tiêu dùng thì cũng không có ý nghĩa gì. Làm thế nào để biến ngòi bút thành thứ vũ khí sắc bén thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ doanh nghiệp? Cuốn sách “Để ngôn từ trở thành sức mạnh” của tác giả Nobuyuki Takahashi cung cấp những nguyên tắc cụ thế giúp nhà marketing có thể dễ dàng diễn giải các ý tưởng của mình. Đây là một cuốn sách cần đọc với bất cứ ai đang làm trong lĩnh vực marketing. Hãy cùng tôi đọc qua “review sách Để Ngôn Từ Trở Thành Sức Mạnh” trong bài viết dưới đây.

Nội dung chính của cuốn sách “Để Ngôn Từ Trở Thành Sức Mạnh”

Trong thời đại đại công nghệ số hiện nay, chúng ta đã và đang tiếp nhận quá nhiều thông tin mỗi ngày, nhưng lại không có thông tin nào là thực sự quan trọng. Cuốn sách “Để ngôn từ trở thành sức mạnh” của tác giả Nobuyuki Takahashi gửi đến các độc giả những quan điểm chính về cách diễn đạt những ý tưởng lớn thành ngông ngữ cụ thể.
Cuốn sách “Để ngôn từ trở thành sức mạnh” được tác giả chia ra làm 4 phần chính, tập hợp khoảng 150 thông điệp, slogan khác nhau. Thông qua các thông điệp này bạn có thể rút ra cho mình phương pháp để tiếp cận từng đối tượng và kỹ năng sử dụng ngôn từ.

Phần 1: Thời đại phi ngôn ngữ

“Nếu không nhìn thấy được điều quan trọng thì sẽ không nhận ra bản chất của vấn đề”
Trong thời đại thông tin luôn sẵn có này, chỉ cần nắm bắt được thông tin là bạn đã có lợi thế trong một thế giới hiện đại đầy ắp sáng kiến. Tuy nhiên là con người đang dần trở nên ít nói hơn trong xã hội đầy ắp thông tin như ngày nay.
Nếu chỉ mải chạy theo những nguồn thông tin phức tạp, đến một lúc nào đó bạn sẽ bị nhấn mình trong chính những thông tin mà bạn có được và mất đi khả năng nhìn nhận bản chất của vấn đề. Vì thế mà ngôn từ ngày càng trở nên quan trọng cách thể hiện chúng một cách khác biệt là điều quan trọng hơn cả.
Hiện nay, các công ty kém phát triển đa phần là do không còn sức hấp dẫn với khách hàng. Trong khi những các công ty khác tìm mọi cách để khẳng định sự khác biệt thì người tiêu dùng lại không hề nhận thấy giá trị của sự khác biệt ấy. Chính vì thế khi truyền tải một thông điệp đến người khác thì nội dung của thông điệp phải có sức hấp dẫn nhất định.
Thế nên vấn đề không chỉ nằm ở sản phẩm mà là khách hàng mong muốn có những sản phẩm để có thể thay đổi được cuộc sống hàng ngày của họ, những sản phẩm mới mẻ tạo nên sự khác biệt trên thị trường được đổi mới cả bên trong lẫn bên ngoài.
Phần này tác giả muốn ngụ ý rằng, nhà kinh doanh phải bước ra thế giới bằng chính những ngôn từ mang thông điệp mạnh mẽ trong thời đại này.

Quyết tâm hướng đến tương lai

Dù là doanh nghiệp hay cá nhân cũng đều phải truyền tải được quyết tâm của mình.
Làm thế nào để thế hệ sau trở nên tốt đẹp hơn? Đây cũng chính là những suy nghĩ mà các doanh nghiệp truyền tải tới xã hội: “Một xã hội như thế nào sẽ mang lại hạnh phúc cho con người?” hay “Một cuộc sống tốt đẹp là như thế nào?”… Hiện tại vẫn chỉ là thời điểm cạnh tranh những ý tưởng mà chưa có ai đưa ra một câu trả lời chính xác.
Vì vậy hãy mạnh dạn lên tiếng càng sớm càng tốt. Nếu chúng ta nói lên được quyết tâm của mình là: “Muốn trở nên như thế nào”, “Muốn làm cái gì”, v.v. thì những người xung quanh cũng sẽ có mục tiêu rõ ràng để nỗ lực phấn đấu. Nếu chỉ đơn giản là hô vang slogan “Hiệu quả! Hợp lý! Kinh tế!” thì quá đỗi bình thường. Thay vào đó, hãy cho khách hàng thấy mong muốn, nguyện vọng của chính bạn. Và hãy nhớ, con người chỉ hành động khi có lời nói.
“Các quan niệm trên cũng sẽ được cô đọng trong những câu từ đơn giản, bao hàm những triết lý và được nhân viên hưởng ứng. Qua một thời gian dài, tư tưởng này sẽ đi vào văn hóa của doanh nghiệp, được khách hàng ủng hộ và yêu mến. Chính vì vậy mà việc xây dựng slogan như thế nào có thể ban đầu cũng chỉ xuất phát từ những triết lý của doanh nghiệp, nhưng nếu thành công thì thành quả đạt được lại là thương hiệu của doanh nghiệp đó.” Trích dẫn nhỏ trong cuốn sách “Để ngôn từ trở thành sức mạnh”

Tại sao các doanh nghiệp có tầm nhìn lại phát triển lớn mạnh?

Mọi người đều quan niệm và cho rằng trong thế kỉ XXI này “khả năng thích nghi”, “thay đổi” cần phải có trong thời đại này. Đây cũng chỉ là tác động một phần, nếu bạn cứ tìm cách ép mình thay đổi để phù hợp với những thay đổi của xã hội thì rất khó bị rối loạn cho nhân viên cũng như doanh nghiệp.
Chính vì thế cần có một tầm nhìn vững chắc trong giai đoạn này. Tác giả đề cập đến tầm nhìn ở đây là cái mà bạn sẽ đi tiên phong trong xã hội và khẳng định giá trị của bản thân như thế nào.
Tầm nhìn nói lên “con đường phải đi trong tương lai”
  • Bức tranh toàn cảnh của một doanh nghiệp hướng đến trong tương lai.
  • Hành động của doanh nghiệp hướng đến tương lai.
  • Tạo ra sự thay đổi hoàn toàn mới.
  • Cách tân trong chính nội bộ doanh nghiệp.
Xem thêm  REVIEW sách Ý Tưởng Này Là Của Chúng Mình: Tìm kiếm và phát triển ý tưởng sáng tạo trong marketing

Theo hướng: “Chúng tôi muốn trở thành như vậy, muốn được nhắc đến như vậy, muốn xây dựng công ty như vậy”. Doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải nhiều trở ngại trong hành trình hiện thực hóa tầm nhìn nhưng chúng ta cần nỗ lực để vượt qua chúng. Đồng thời doanh nghiệp cũng phải cam kết luôn hướng đến khách hàng. Do đó chúng ta cần có ngôn từ để truyền đạt tầm nhìn ấy.

Phần 2: Quản lý ngôn từ

Hoạt động của doanh nghiệp là kinh doanh “ngôn từ”

Ngôn từ nắm giữ chìa khóa kinh doanh. Ngôn từ chính là phương tiện để thể hiện tất cả những khái niệm của con người, mục đích, sản xuất, hành động.
Nobuyuki Takahashi đưa ra khái niệm ngôn từ trong kinh doanh là:
  • Phương tiện làm sáng tỏ lối suy nghĩ, phương thức tồn tại như ý chí, quyết tâm, cam kết, dự định của bản thân.
  • Phương tiện biến những kiến thức tiềm ẩn thành những kiến thức chính thống mà mọi người cùng sở hữu như ý tưởng, công thức hình ảnh…Khi chúng ta giao tiếp bằng chính từ ngữ của mình, công việc kinh doanh sẽ tiến triển hơn.
Tác giả cuốn sách “Để ngôn từ trở thành sức mạnh” cho rằng mỗi giai đoạn đều cần ngôn từ.
  • Giai đoạn xây dựng các khái niệm: giai đoạn hình thành động lực cơ bản thúc đẩy sự phát triển hoạt động kinh doanh.
  • Giai đoạn hoạch địch chiến lược: những từ ngữ trong giai đoạn này sẽ là nền tảng cho việc quản lý, marketing và thực hiện các hoạt động báo cáo, xây dựng slogan, các tuyên ngôn hành động.
Xem thêm  REVIEW sách Linh hồn của quảng cáo - Takahashi Nobuyuki

Ngôn từ có sức mạnh lay động con người

Người ta cho rằng mục đích cuối cùng của marketing là “tạo ra nhu cầu”. Vậy nên đòi hỏi nhà kinh doanh phải luôn thử thách với cái mới.
Hoạt động của doanh nghiệp trong kinh doanh chính là “ngôn từ”. Ngôn từ giúp doanh nghiệp thể hiện rõ phương châm hoạt động và trở thành kim chỉ nam cũng như nhân tố then chốt cho mọi hoạt động kinh doanh. Vì chính ngôn từ tạo nên khung sườn của chiến lược.
Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải cân nhắc liệu mình có thể thực sự hành động theo những thông điệp này không? Nếu không có những nét độc đáo, những quy tắc của riêng mình thì doanh nghiệp không thể truyền tải thông điệp đến khách hàng.

Thời đại thông điệp cốt lõi giữ vai trò tiên phong

“THÔNG ĐIỆP CHÍNH” KHỞI ĐIỂM KINH DOANH
Thông điệp chính ngắn gọn:
  • Là kim chỉ nam cho hoạt động của doanh nghiệp
  • Chia sẻ các ý tưởng (quyết tâm, chủ trương)
  • Là ngôn ngữ chung cho hành động
  • Tạo nên khung sườn chính cho các chiến lược mới
  • Ngôn từ là nền tảng cho các chiến lược tiếp theo
  • Là tiêu chuẩn đánh giá cho mọi sự vật, sự việc
  • Là vấn đề cốt lõi trong giao tiếp
  • Thúc đẩy động lực cho mọi người
  • Tạo nên bản sắc của doanh nghiệp
  • Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
“Thông điệp” không đơn thuần chỉ có nghĩa là một từ khóa, mà nó là:
  • Từ ngữ nắm giữ chìa khóa quan trọng.
  • Từ ngữ thể hiện bản chất thực sự.
  • Từ ngữ thể hiện chủ trương, quan điểm mới.
  • Từ ngữ gây ấn tượng bởi “một câu nói”.

Phần 3: Ngôn từ là khởi điểm kinh doanh

Ngôn từ là sự cô đọng thành thông điệp cốt lõi “sức mạnh của truyền thông”.

“Người ta cho rằng hạt nhân của mọi hoạt động kinh doanh là thông điệp cốt lõi và mọi phương hướng hoạt động đều được quyết định nhờ vào thông điệp này. Chính vì vậy, từ khâu quản lý đến marketing, bất cứ khâu nào cũng cần và tồn tại những từ khóa. Sự tồn tại này cũng để đảm bảo tính thống nhất trong “tư tưởng” và tính nhất quán trong “hành động”. Trích dẫn trong sách Để ngôn từ trở thành sức mạnh.
Vậy nên, ngôn từ thể hiện mọi thứ của doanh nghiệp về mảng marketing tiếp thị quảng cáo. Bao gồm:

1.Sứ mệnh của doanh nghiệp: Sứ mệnh xã hội, ý nghĩa tồn tại của doanh nghiệp

“Nội dung của sứ mệnh nói lên nhiều mặt khác nhau như ý nghĩa, sự hiện diện, thái độ của doanh nghiệp. Đồng thời, vai trò của sứ mệnh là quyết định con đường phát triển của doanh nghiệp cũng như việc ngôn từ hóa để truyền tải điều đó.”

2. Tầm nhìn của doanh nghiệp: Mơ ước, lộ trình hướng đến tương lai của doanh nghiệp

Tầm nhìn thể hiện giấc mơ, hình ảnh lý tưởng trong tương lai mà doanh nghiệp theo đuổi, đồng thời thể hiện hình mẫu mà doanh nghiệp hướng đến. Tầm nhìn được thể hiện qua
  • Những gì hướng đến tương lai.
  • Những gì tạo nên sựu đổi mới.
  • Những gì kiến tạo tương lai.
  • Những gì cách tân doanh nghiệp.
Tầm nhìn cũng có ý nghĩa là phương thức cạnh tranh, là những thách thức mới, vì thế doanh nghiệp sẽ đối mặt với nhiều chướng ngại lớn và cần nỗ lực để vượt qua.
3. Giá trị cốt lõi: Tôn chỉ, phương châm, tiêu chuẩn độc đáo của doanh nghiệp
Giá trị cốt lõi là giá trị quan căn bản trong quá trình kinh doanh, được kế thừa dựa trên tinh thần từ thời điểm thành lập doanh nghiệp.
4. Concept: Ý nghĩa và giá trị mới mà thời đại yêu cầu
Trong thuật ngữ triết học, concept có nghĩa là “khái niệm”. Nhưng, theo tác giả cuốn sách “Để ngôn từ trở thành sức mạnh” cho rằng concept là việc xây dựng khái niệm mới là việc “tạo ra giá trị mới”.
“Trong xã hội dư thừa vật chất hiện nay, trong thời đại mà mọi yêu ghét cá nhân ngày càng rõ rệt, chúng ta cần phải thay đổi những khái niệm cho phù hợp với nhu cầu của con người. Những sự vật, sự việc không thu hút được sự quan tâm của mọi người là những sự vật, sự việc không có giá trị.”
5. Định vị: Vị trí cạnh tranh trên thị trường và trong tâm trí khách hàng
Khác với concept là đặt mục tiêu tạo ra một khái niệm mới, định vị sản phẩm là khẳng định vị trí của sản phẩm so với các sản phẩm cạnh tranh khác. Đây không phải là quá trình tính toán về toàn bộ giá trị của sản phẩm mà chỉ là một phần trong đó.
Chỉ cần tìm ra một định vị mới là bạn có thể trở thành người dẫn đầu tiên phong trong lĩnh vực đó, cũng như có thể đặt tên cho lĩnh vực mới này.
6. Dự án: Dự án kinh doanh, phát triển nghiên cứu chéo
Việc đưa ra thông điệp cốt lõi không chỉ để thấu hiểu ý tưởng mà còn đẻ quảng bá rộng rãi trong và ngoài doanh nghiệp về việc “Doanh nghiệp sẽ thay đổi như thế nào và hướng đến mục tiêu gì”.
7. Chiến dịch bán hàng: Các hoạt động – phong trào được triển khai một cách thống nhất
Từ những chiến dịch lớn tổng hợp các phương tiện truyền thông cho đến cách chiến dịch có quy mô nhỏ đều được tổ chức sao cho phù hợp với mục tiêu đề ra như mục tiêu bán hàng hay mục tiêu xây dựng thương hiệu.
8. Đặt tên thương hiệu: Đặt tên riêng cho công ty, sản phẩm, chiến dịch
Việc đặt tên là một trong những thông điệp có khả năng nắm bắt được trái tim khách hàng, định hướng cho sản phảm hay tạo ra sức mạnh trong kinh doanh. Tên gọi là yếu tố quan trọng trong giao tiếp, không có tên gọi thì chúng ta không thể thực hiện bất kỳ hoạt động nào.
9. Chiến dịch truyền thông: Truyền thông tạo mối quan hệ sâu rộng
Quảng cáo có vai trò là phương tiện truyền thông một chiều, truyền tải thông tin mà người tạo quảng cáo gửi đến khách hàng.
10. Truyền thông nội bộ: Tăng cường hoạt động nội bộ, bản chất của đoàn kết

Phần 4: Các quy tắc tạo thông điệp cốt lõi

Ở phần cuối cùng của “Để ngôn từ trở thành sức mạnh”, tác giả vạch ra 9 quy tắc để tạo “thông điệp cốt lõi” cho doanh nghiệp:
  • Quy tắc 1: Bắt đầu từ việc suy nghĩ cho khách hàng
  • Quy tắc 2: Đặt tên cho những ý tưởng
  • Quy tắc 3: Thông điệp cốt lõi = Ý tưởng + Ngôn từ hóa
  • Quy tắc 4: Nâng cao độ sắc bén của từ ngữ
  • Quy tắc 5: Lưu lại “ hình ảnh” trong tâm trí
  • Quy tắc 6: Hình thành khung chính cho thông điệp
  • Quy tắc 7: Điều quan trọng không phải là “nhận biết” mà là “cảm nhận”
  • Quy tắc 8: Suy nghĩ bằng tay – viết ra những suy nghĩ
  • Quy tắc 9: Hoàn thiện thông điệp cốt lõi “lôi cuốn mọi người”

Đọc thêm: REVIEW sách Ý Tưởng Này Là Của Chúng Mình: Tìm kiếm và phát triển ý tưởng sáng tạo trong marketing

Về tác giả Nobuyuki Takahashi

Nobuyuki Takahashi được biết đến là một chuyên gia trong ngành quảng cáo. Ông làm việc tại công ty Hakuhodo từ năm 1968. Ông từng là một nhà chuyên viên viết quảng cáo, trường phòng chế tác của công ty, giám sát sản xuất và tổ thiết kế thị trường. Sau này ông là cố vấn, nghiên cứu cho các công ty. Từ năm 2000, ông là giám đốc điều hành của công ty con của Hakuhodo, hiện tại ông là một nhà kế hoạch tự do.
Một số tác phẩm bán chạy của Nobuyuki Takahashi được kể đến như: “Để ngôn từ trở thành sức mạnh”, “Linh hồn quảng cáo”, “Cưỡi thuyền ngược gió.”

Tổng kết

Cuốn sách “Để ngôn từ trở thành sức mạnh” là một tài liệu nghiên cứu mà dân copywriter không thể bỏ lỡ. Cuốn sách cung cấp những nguyên tắc để xây dựng nên các thông điệp cốt lõi, nêu bật lên được sứ mệnh tầm nhìn và những giá trị cũng như bản sắc doanh nghiệp.
5/5 - (100 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button