Kiến thức Google Ads
18 Cách tối ưu Nguồn cấp dữ liệu Google Shopping hiệu quả
Khi doanh nghiệp bạn đã triển khai chạy quảng cáo Google Shopping, nhưng vẫn không thấy tiến triển gì? Vậy làm thế nào có thể tối ưu hóa quảng cáo để mang lại doanh số cho doanh nghiệp. Bài viết dưới đây tôi sẽ chia sẻ cho bạn 18 cách tối ưu Nguồn cấp dữ liệu Google Shopping một cách hiệu quả nhất.
Nguồn cấp dữ liệu Google Shopping là gì?
Nguồn cấp dữ liệu Google Shopping hay còn gọi là Google Shopping Feed là một tệp dữ liệu trong Google Merchant Center. Để hiển thị thông tin sản phẩm trên Google Shopping nhà bán lẻ cần cung cấp thông tin sản phẩm chi tiết, bao gồm tên sản phẩm, mô tả, hình ảnh, giá cả, và các thông tin khác. Sau đó, Nguồn cấp dữ liệu Google Shopping sẽ nhóm các sản phẩm của bạn lại với nhau dựa trên các thuộc tính này.
Google Shopping lấy nguồn cấp dữ liệu sản phẩm của các nhà bán lẻ trực tuyến khách nhau và các trang web trực tuyến khác, thay vì dùng các hệ thống giá thầu thông thường, để hiển thị thông tin về sản phẩm, giá cả cho người dùng. Những thông tin này cung cấp cho người dùng các mục có liên quan nhất để đáp ứng truy vấn tìm kiếm của họ.
Điều này có nghĩa là dữ liệu mà doanh nghiệp bạn đưa vào Nguồn cấp dữ liệu Google Shopping tác động trực tiếp đến vị trí quảng cáo Google Mua sắm của bạn xuất hiện và hiệu suất của chúng.
Doanh số bán hàng có thể bị bỏ lỡ khi có sự chuyển đổi, điều này dễ làm mất doanh thu của các cửa hàng trực tuyến. Vì Vậy việc tối ưu hóa đúng cách Nguồn cấp dữ liệu Google Shopping của doanh nghiệp bạn là rất quan trọng.
18 Checklist Tối ưu hóa nguồn cấp dữ liệu Google Shopping
1. Thông tin bổ sung trong tiêu đề sản phẩm của bạn
Một điều quan trọng là thông tin tiêu đề sản phẩm của bạn cần chi tiết đế giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm đúng mục đích. Một số thông tin cơ bản cần phải có về sản phẩm của bạn là: tên sản phẩm, thương hiệu, kích thước và màu sắc.
Ngoài ra, tiêu đề sản phẩm của bạn được thêm tên thương hiệu giúp bạn dễ dàng phân biệt những sản phẩm khác trong danh sách từ khóa. Tiêu đề của bạn có tối đa 150 ký tự. Cũng tùy thuộc vào thiết bị mà họ sử dụng sẽ nhìn thấy được 1/2 trong số 150 ký tự ( chỉ 35 ký tự trên thiết bị di động). Vì vậy, bạn nên tối đa hóa độ dài tiêu đề để trông chuyên nghiệp hơn.
Ngược lại, tiêu đề sản phẩm quá ngắn sẽ làm giảm các từ khóa mà Google sử dụng để đối sánh sản phẩm với mục đích tìm kiếm. Một lợi khuyên hữu ích cho bạn rằng: chỉ nhắm tiêu đề dao động khoảng 70-100 ký tự với những thông tin quan trọng nhất ở đầu tiên.
2. Sử dụng công thức cho tiêu đề của bạn
Công thức nguồn cấp dữ liệu Google Mua sắm:
Thương hiệu + sản phẩm + từ khóa + thông số kỹ thuật
Tạo tiêu đề với công thức trên giúp bạn tối ưu hóa được số lần hiển thị, mức độ tương tác, CTR và tỷ lệ chuyển đổi tối đa.
3. Thông số kỹ thuật
Bạn nên tối ưu hóa dữ liệu sản phẩm cùa mình trong bảng tính Google. Với việc thêm càng chi tiết thông số kỹ thuật bổ sung về sản phẩm càng tốt.
Một số thông số kỹ thuật phổ biến như:
- ID sản phẩm
- Nhóm tuổi
- Giới tính (nếu có)
- Màu sắc
- Kích thước
- Số lượng
- Chất liệu
- Mã hàng
4. Tiêu đề sản phẩm dễ hiểu
Tiêu đề sản phẩm rất quan trọng đối với người tìm kiếm, nó sẽ tác động đến số lần nhấp chuột của bạn. Giữ cho tiêu đề sản phẩm doanh nghiệp dễ hiểu bằng cách chọn lọc những thông tin phù hợp và hấp dẫn nhất, không nên lạm dụng quá nhiều thông tin.
5. Tối ưu chất lượng hình ảnh sản phẩm
Đôi khi hình ảnh đặc biệt quan trọng trong việc tăng số lượt nhấp. Nhiều người dùng sẽ thường chú ý đến hình ảnh hơn mà đôi khi không cần đọc mô tả sản phẩm. Sử dụng hình ảnh chất lượng cao, rõ ràng và hấp dẫn để thu hút sự chú ý của khách hàng
6. Bao gồm chế độ xem sản phẩm động
Chế độ xem sản phẩm động giúp hiển thị sản phẩm của bạn trong chế độ xem trực tiếp sản phẩm ở mọi góc độ. Đây là chế độ xem chuyên sâu và sản phẩm của bạn sẽ hiển thị ở các góc độ với mục đích sử dụng khác nhau. Điều này giúp khách hàng có trải nghiệm chân thực nhất. Thêm vào chế độ xem 360 độ và các tính năng thu phóng khác sẽ tăng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp.
7. Kiểm soát danh mục sản phẩm của bạn
Google sẽ tự động điều chỉnh danh mục của bạn dựa trên phân loại sản phẩm, nếu bạn không tự đặt danh mục sản phẩm cho bảng tính của mình.
Bạn không muốn trao quyền cho Google, thì hãy đặt tất cả danh mục sản phẩm của bạn đúng chủ đề cùng với thông tin cụ thể khác. Vì bạn là người hiểu rõ sản phẩm của doanh nghiệp nhất nên tự kiểm soát danh mục sản phẩm của mình là điều tốt nhất.
8. Nhận thông tin chi tiết với các danh mục phụ
Ngoài các loại sản phẩm, danh mục và từ khóa của Quảng cáo Mua sắm, thì các danh mục con cần thiết tiếp cận thích và mục tiêu nhân khẩu học. Việc chọn sai danh mục và sản phẩm sẽ làm cho sản phẩm doanh nghiệp không được hiển thị thường xuyên, vì vậy hãy lựa chọn chính xác. Thứ bậc của bạn sẽ dựa vào thiết lập các danh mục phụ.
9. Kết hợp các loại sản phẩm của Google với danh mục
Google cung cấp một loạt các loại sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Điều chỉnh các loại sản phẩm của doanh nghiệp với các danh mục sản phẩm để có thể quản lý chiến dịch chi tiết và dễ dàng hơn.
10. Nhận các liên kết của bạn ngay
Các liên kết của bạn cần được chuyến hướng đến đúng trang sản phẩm chứ không phải trang chủ hay website của doanh nghiệp. Chú ý là liên kết cũng phải bao gồm https://.
Sử dụng thuộc tính ”image_link” cho hình ảnh sản phẩm chính. Nếu bạn có nhiều hình ảnh, hãy sử dụng thuộc tính ”liên_kết_hình_ảnh bổ sung”.
11. Dựa vào bảng tính có thể tùy chỉnh
Đối với dữ liệu Nguồn cấp dữ liệu Google Shopping, bạn có thể điều chỉnh các bảng tính như Excel và Google cho phép bạn 100% quyền sử dụng chúng. Đây là một ưu điểm giúp doanh nghiệp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
12. Dọn dẹp dữ liệu bảng tính của bạn trước khi nhập
Bảng tính tùy chỉnh giúp bạn có nhiều khả năng kiểm soát hơn với sản phẩm của mình. Nhưng chúng sẽ trở nên rối nếu bạn không duy trì một sản phẩm thống nhất. Vì thế, bạn cần dọn dẹp bảng tính trước khi tải chúng lên Google Merchant Center bằng cách loại bỏ những chỗ trống.
13. Theo dõi và báo cáo chính xác
Bạn cần theo dõi các chiến dịch của Google Shopping để xem cái nào hoạt động tốt hơn so với các quảng cáo khác để có thể tối ưu hóa ngân sách của bạn.
Hiện nay có rất nhiều công cụ để quản lý cấp dữ liệu mua sắm của bạn, bạn có thể tham khảo để hỗ trợ kiểm tra và điều chỉnh chiến dịch.
14. Hãy nhớ rằng: Google thích thứ bậc
Google thích hệ thống phân cấp vì chúng có số lượng thông tin khổng lồ cần được sắp xếp gọn gàng. Để giữ nguồn cấp dữ liệu Google Shopping của bạn dễ dàng quản lý, bạn nên có biểu đồ phân cấp gồm các loại và danh mục phụ là cách hiệu quả nhất.
Hệ thống phân cấp diễn ra như sau:
- Thứ bậc 1: Tất cả sản phẩm
- Thứ bậc 2: Loại sản phẩm
- Thứ bậc 3: Thương hiệu từng loại sản phẩm
Sau đó, bạn hãy đặt giá thầu cho các nhóm sản phẩm có thứ bậc thấp nhất.
15. Lập kế hoạch cho ngân sách có thể điều chỉnh
Lập kế hoạch cho ngân sách có thể điều chỉnh cho Google Shopping giúp bạn quản lý chi phí quảng cáo và tối ưu hóa hiệu quả chiến dịch của mình trên nền tảng này.
Lập kế hoạch cho ngân sách có thể điều chỉnh cho Google Shopping giúp bạn tối ưu hóa chi phí quảng cáo. Bạn có thể xác định số tiền bạn muốn chi tiêu hàng ngày và đặt ngân sách tối đa cho từng từ khóa hoặc nhóm từ khóa. Điều này giúp bạn kiểm soát chi phí và đảm bảo bạn không chi quá mức dự định.
16. Nói lời chào với SPAG
Nhóm quảng cáo một sản phẩm SPAG (Single Product Ad Groups) là các nhóm quảng cáo trong chiến dịch Google Shopping của bạn chỉ chứa một sản phẩm. SPAG là một cách để giành được nhiều quyền kiểm soát hơn và đạt được hiệu suất tốt hơn từ các chiến dịch mua sắm của bạn.
SPAG giúp bạn dễ dàng xem các sản phẩm nào kiếm được nhiều lợi nhuận, từ đó bạn chỉ cần đặt giá thầu cho những sản phẩm có khả năng phát triển nhất.
17. Tối ưu hóa chiến thắng nhanh chóng với ưu tiên ngân sách eComm
Bạn cần theo dõi để có thể xác định các sản phẩm nào đang bán chạy và sản phẩm nào đang yếu. Từ đó, điều chỉnh ngân sách quảng cáo của bản để khả năng hiển thị sản phẩm hiệu quả. Và giảm khả năng hiển thị của các sản phẩm không hiệu quả để cải thện CTR và doanh số bán hàng.
Chiến thuật này trông có vẻ đơn giản nhưng chỉ với những thay đổi nhỏ cũng giúp cho quảng cáo Google Shopping của bạn được quản lý tốt hơn.
18. Bao gồm GTIN của bạn
Mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN) là bắt buộc đối với tất cả sản phẩm trên Google Shopping, đây là một số duy nhất mà Google sử dụng để xác định và phân biệt các sản phẩm riêng lẻ.
Mỗi sản phẩm và biến thể của sản phẩm (màu sắc hoặc kích thước khác nhau) đều có GTIN riêng, vì vậy hãy đảm bảo gửi giá trị chính xác.
Xu hướng Google Shopping
Để hiển thị thông tin sản phẩm trên Google Shopping nhà bán lẻ cần cung cấp thông tin sản phẩm chi tiết, bao gồm tên sản phẩm, mô tả, hình ảnh, giá cả, và các thông tin khác.
Google Shopping được nhận định là một kênh bán hàng hiệu quả khi mang lại tỷ lệ click và mua hàng cao hơn so với các loại quảng cáo khác. Chúng thu hút trực tiếp người mua ngay khi họ đang tìm kiếm sản phẩm. Vì có đến 70% người mua sử dụng công cụ tìm kiếm trước khi quyết định sử dụng 1 sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó.
Xu hướng quảng cáo Google Shopping ngày càng được ưa chuộng hơn cả bởi nó cung cấp cho khách hàng sự trải nghiệm mua sắm thực tế gồm cả 4 yếu tố: hình ảnh sản phẩm, tên sản phẩm, giá cả và nhà cung cấp.
Với những sự thay đổi nhanh chóng về mua sắm kỹ thuật, các nhà bán lẻ cần phải sẵn sàng tận dụng những thay đổi đột ngột về nhu cầu của các sản phẩm mới.
Để trở thành nhà bán lẻ trực tuyến hiệu quả, bạn cần sẵn sàng thay đổi để có thể bắt kịp xu hướng của người tiêu dùng. Google đã chỉ ra 4 xu hướng mà các doanh nghiệp cần biết để hiểu được hành vi mua sắm của khách hàng. Hãy ghi nhớ những xu hướng này khi bạn tạo chiến dịch mua sắm của mình.
Kết luận
Vậy là tôi đã tổng hợp cho bạn 18 Checklist để có thể tối ưu Nguồn cấp dữ liệu Google Shopping. Hãy tận dụng những kiến thức này để có thể tiết kiệm ngân sách và tối ưu chiến dịch hiệu quả và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
2 Comments