TOP 9 loại quảng cáo Google hay được sử dụng tại Việt Nam
Có bao nhiêu loại quảng cáo Google khác nhau?
1. Quảng cáo Google Tìm Kiếm (Google Search)
Định nghĩa và Cách hoạt động
Các loại quảng cáo Google Tìm Kiếm
- Quảng cáo tìm kiếm thích ứng: Những quảng cáo này cho phép nhà quảng cáo cung cấp nhiều dòng tiêu đề (tối đa 15 dòng) và mô tả (4 nội dung), đồng thời Google tự động kiểm tra các kết hợp khác nhau để tìm ra quảng cáo hoạt động tốt nhất.
- Quảng cáo cuộc gọi: Được thiết kế đặc biệt cho thiết bị di động, những quảng cáo này hiển thị số điện thoại thay vì URL. Khi người dùng nhấp vào quảng cáo, nó sẽ trực tiếp bắt đầu một cuộc gọi điện thoại đến nhà quảng cáo.
- Quảng cáo tìm kiếm động: Những quảng cáo này tự động tạo tiêu đề và URL hiển thị dựa trên nội dung trang web của nhà quảng cáo. Chúng rất lý tưởng cho các trang web thương mại điện tử lớn hoặc doanh nghiệp có khoảng không quảng cáo thay đổi liên tục.
Ưu điểm
- Tăng khả năng tiếp cận của khách hàng tiềm năng và giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi của trang web: Khi người dùng tìm kiếm các từ khóa liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm của Google. giúp tăng khả năng nhận được lượt truy cập.
- Kết quả tìm kiếm chính xác: Google Search sử dụng thuật toán mạnh mẽ để cung cấp kết quả tìm kiếm chính xác và phù hợp với nhu cầu của người dùng. Điều này giúp người dùng tìm kiếm thông tin một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Nhược điểm
- Từ khóa phổ biến dẫn đến cạnh tranh và chi phí cao: Quảng cáo Google Tìm Kiếm là một hình thức quảng cáo phổ biến và hiệu quả, nên cạnh tranh trong việc đấu giá từ khóa và mua vị trí quảng cáo là rất cao. Điều này có thể làm tăng giá cả cho từ khóa và làm tăng ngân sách quảng cáo của bạn.
- Cơ hội mang lại doanh thu cho doanh nghiệp còn hạn chế: Mặc dù quảng cáo Google Tìm Kiếm khiến tỷ lệ nhấp chuột tương đối cao, nhưng không đảm bảo rằng các nhấp chuột đó sẽ chuyển đổi thành khách hàng hoặc doanh số thực tế. Vì đa số khách hàng thường chỉ đọc để tìm hiểu. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như trang đích, trải nghiệm người dùng và chất lượng sản phẩm.
2. Quảng cáo Google Hiển Thị (Google Display Network)
Định nghĩa và Cách hoạt động
Các loại quảng cáo của Google Hiển Thị
-
Quảng cáo hiển thị hình ảnh đơn: Những quảng cáo này bao gồm hình ảnh hoặc đồ họa, cùng với dòng tiêu đề và mô tả từ các thiết kế của bạn. Chỉ cần tải lên nội dung của bạn, Google sẽ tìm ra cách kết hợp tốt nhất giữa chúng và tự động tạo quảng cáo của bạn.
-
Quảng cáo hiển thị hình ảnh thích ứng (RDA): Những quảng cáo này được tự động điều chỉnh kích thước, hình thức và định dạng của chúng để phù hợp với không gian quảng cáo có sẵn với tất cả các vị trí có sẵn trên Mạng hiển thị của Google. Chúng đồng thời được thiết kế để tối ưu hóa hiệu suất trên các thiết bị và vị trí khác nhau.
Ưu điểm:
-
Nhiều tùy chỉnh nhắm mục tiêu quảng cáo để phù hợp với đối tượng khách hàng: định vị quảng cáo theo địa điểm, hành vi của khách hàng. Bạn có thể chọn đối tượng dựa trên tuổi tác, giới tính, địa lý, sở thích và nhiều tiêu chí khác.
-
Chi phí quảng cáo Google Hiển thị thường rẻ hơn quảng cáo Tìm Kiếm.
-
Phạm vi tiếp cận mở rộng lớn: Quảng cáo Google Hiển thị cho phép bạn tiếp cận một lượng lớn người dùng trên khắp Mạng hiển thị của Google.
Nhược điểm
-
Mức độ chú ý thấp: Người dùng trên mạng Hiển thị thường có thể bị phân tán bởi nhiều yếu tố khác nhau trên trang web hoặc ứng dụng.
-
Khó đo lường hiệu quả: Khối lượng hiển thị cao hơn có thể có nghĩa là tỷ lệ nhấp thấp hơn.
3. Quảng cáo Video (Youtube Ads)
Định nghĩa và Cách hoạt động
Các loại quảng cáo Youtube Ads
- Quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua (Skippable in-stream ads): Quảng cáo có thời gian ngắn và hiển thị trước, giữa hoặc sau các nội dung đang phát. Sau 5 giây, người xem có thể chọn bỏ qua quảng cáo.
- Quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua (Non-skippable in-stream ads): Quảng cáo video được chèn trước, trong hoặc sau nội dung phát trực tuyến mà người xem phải xem hết tối đa 15 giây, không có tùy chọn bỏ qua quảng cáo.
- Quảng cáo video trong nguồn cấp dữ liệu (TrueView): Bao gồm một hình thu nhỏ từ video của bạn cùng với một số văn bản, quảng cáo khám phá video luôn mời mọi người nhấp vào để xem thêm video. Sau đó, video sẽ phát trên kết quả tìm kiếm trên Youtube hoặc trang chủ trên kênh YouTube.
- Quảng cáo đệm: Đây là những quảng cáo video ngắn, không thể bỏ qua, thường được giới hạn trong thời lượng tối đa là 6s.
- Quảng cáo ngoài luồng phát: Đây là những quảng cáo video phát bên ngoài trình phát video, chẳng hạn như giữa các đoạn văn bản trong bài viết hoặc trong ứng dụng dành cho thiết bị di động. Chúng tự động phát cho người xem khi tắt âm thanh để và người xem xem phải nhấn vào để xem phiên bản đầy đủ có bật âm thanh.
- Quảng cáo trên trang đầu (YouTube Masthead ads): Quảng cáo trên trang đầu tức là video của bạn sẽ nằm ở vị trí đầu tiên và quan trọng nhất trong trang chủ. Chúng xuất hiện ở đầu nguồn cấp dữ liệu trang chủ của YouTube. Những quảng cáo này tự động phát mà không có âm thanh trong tối đa 30 giây.
Ưu Điểm
- Tăng lượng tương tác: Nội dung video hấp dẫn, sống động và có thể thúc đẩy người dùng nhấp vào các liên kết trong video.
- Đa dạng định dạng quảng cáo: Rất nhiều định dạng quảng cáo cho phép bạn tận dụng tối đa tính sáng tạo tối đa và kết hợp với nội dung video để tạo ra trải nghiệm quảng cáo hấp dẫn.
Nhược Điểm
- Cạnh tranh và chi phí: YouTube là nền tảng quảng cáo quảng cáo phổ biến và có sự cạnh tranh cao. Điều này có thể dẫn đến việc tăng chi phí quảng cáo và cạnh tranh khó khăn để hiển thị quảng cáo của bạn trước đối tượng mục tiêu.
- Gia tăng chặn quảng cáo: Một số người dùng có thể sử dụng các công cụ chặn quảng cáo để loại bỏ hoặc giới hạn quảng cáo hiển thị trên YouTube. Điều này có thể làm giảm khả năng tiếp cận đối tượng mục tiêu của bạn.
- Người xem có thể bỏ qua quảng cáo: Một số người dùng có thể bỏ qua quảng cáo trên YouTube sau một khoảng thời gian nhất định. Điều này có thể làm giảm khả năng tiếp cận đầy đủ quảng cáo bởi vì họ không chắc chắn rằng quảng cáo sẽ được xem đến cuối cùng.
4. Quảng cáo Google Shopping (Mua sắm)
Định nghĩa và Cách hoạt động
Các loại quảng cáo của Google Shopping
- Quảng cáo mua sắm sản phẩm: Khi khách hàng tìm kiếm sản phẩm, quảng cáo mua sắm sẽ hiển thị thông tin về sản phẩm của bạn bao gồm hình ảnh và các thông tin liên quan khác.
- Quảng cáo kho hàng tại địa phương: Những quảng cáo này được thiết kế riêng cho các nhà bán lẻ có cửa hàng thực. Chúng cho phép các nhà quảng cáo quảng bá sản phẩm của họ tới những người dùng đang tìm kiếm sản phẩm tại địa phương. Quảng cáo hiển thị tính sẵn có của sản phẩm, giá cả và thông tin cửa hàng.
Ưu Điểm
- Hiển thị sản phẩm trực tiếp: Người dùng dễ dàng xem thông tin về sản phẩm và so sánh giá cả trực tiếp trên kết quả tìm kiếm của Google.
- Định dạng quảng cáo thu hút: Tạo sự chú ý và thu hút khách hàng bằng hình ảnh sinh động.
Nhược Điểm
- Yêu cầu thiết lập và liên kết tài khoản Merchant Center với trang web thương mại điện tử
- Chi phí quảng cáo: Quảng cáo mua sắm có thể tốn kém nếu không được quản lý và tối ưu hóa
- Không nhắm mục tiêu theo từ khóa
5. Quảng cáo ứng dụng toàn cầu (Apps)
Định nghĩa và Cách hoạt động
Các loại quảng cáo của Google App
- Cài đặt ứng dụng: Có nút tải xuống
- Tương tác với ứng dụng: Đưa người dùng ứng dụng hiện tại đến một trang đích cụ thể.
- Đăng ký trước ứng dụng (chỉ dành cho Android): Tạo đối tượng cho ứng dụng của bạn trước khi ứng dụng được phát hành trên Google Play.
Ưu Điểm
- Tăng lưu lượng tải xuống: Quảng cáo ứng dụng giúp tăng lưu lượng tải xuống ứng dụng của bạn bằng cách quảng bá nó đến đối tượng khách hàng tiềm năng. Điều này giúp xây dựng cơ sở người dùng và tăng khả năng tiếp cận với ứng dụng của bạn.
- Đo lường hiệu quả: Quảng cáo ứng dụng cung cấp khả năng đo lường hiệu quả của chiến dịch quảng cáo. Bạn có thể theo dõi số lượt tải xuống, tương tác và hành vi người dùng để đánh giá hiệu quả và điều chỉnh chiến dịch của mình.
Nhược Điểm
6. Quảng cáo Discovery (Khám phá)
Định nghĩa và Cách hoạt động
Ưu Điểm
- Hiệu quả và tương tác cao: Quảng cáo Discovery thường có tỷ lệ tương tác cao, bởi vì chúng được hiển thị dựa trên sở thích và hành vi trước đó của người dùng. Điều này giúp tăng khả năng người dùng tương tác với quảng cáo, như nhấp vào nó hoặc tìm hiểu thêm về sản phẩm hay dịch vụ của bạn.
- Khả năng tiếp cận rộng: Quảng cáo Discovery cho phép bạn tiếp cận một lượng lớn người dùng trên nền tảng Google, bao gồm các trang web, ứng dụng di động và Gmail.
Nhược Điểm
- Chi phí: Quảng cáo Discovery có thể tốn kém, đặc biệt nếu bạn muốn tiếp cận một lượng lớn người dùng. Chi phí quảng cáo có thể tăng lên nhanh chóng nếu không được quản lý và tối ưu hóa cẩn thận.
- Quyền kiểm soát đối với các vị trí được cung cấp ít.
7. Quảng cáo Google Map
Định nghĩa và Cách hoạt động
Các loại quảng cáo Google Map
- Hiển thị thông tin về cửa hàng, công ty, doanh nghiệp hoàn toàn chủ động và miễn phí với tư cách business. Tuy nhiên, bạn cần xác minh địa chỉ theo mã code Google gửi về địa chỉ email của bạn.
- Hiển thị địa chỉ doanh nghiệp, cửa hàng của bạn với tư cách đề xuất địa phương miễn phí, không thể quản lý thông tin. Tuy nhiên, vì bạn không thể chủ động quản lý nên dễ xảy ra trường hợp mất địa chỉ quảng cáo.
- Quảng cáo Google map có trả phí: quảng cáo địa chỉ doanh nghiệp/ cửa hàng của bạn cùng với một chiến dịch Google search. Giúp tăng lượng tiếp cận nhanh chóng nhờ từ khóa thiết lập và kế hoạch rõ ràng.
Ưu Điểm
- Tăng khả năng hiển thị của doanh nghiệp: Quảng cáo trên Google Maps giúp tăng khả năng người dùng tìm thấy doanh nghiệp của bạn khi họ tìm kiếm địa điểm hoặc xem bản đồ.
- Tăng khả năng tương tác: Quảng cáo trên Google Maps cung cấp các cơ hội tương tác trực tiếp với khách hàng, giúp họ dễ dàng liên hệ hoặc ghé thăm doanh nghiệp của bạn.
- Hiển thị thông tin chi tiết: Quảng cáo trên Google Maps cho phép bạn hiển thị thông tin chi tiết về doanh nghiệp, giúp tạo niềm tin và thu hút khách hàng.
8. Quảng cáo Thông Minh (Smart)![Chiến dịch thông minh](data:image/svg+xml,%3Csvg%20xmlns='http://www.w3.org/2000/svg'%20viewBox='0%200%201024%20427'%3E%3C/svg%3E)
Chiến dịch thông minh
Định nghĩa và Cách hoạt động
Các loại quảng cáo Thông Minh
-
Quảng cáo tìm kiếm thông minh (Smart Search Ads): Quảng cáo tìm kiếm thông minh tự động xác định từ khóa, mức đấu giá và nội dung quảng cáo phù hợp với mục tiêu quảng cáo của bạn.
-
Quảng cáo hiển thị thông minh (Smart Display Ads): Quảng cáo hiển thị thông minh sử dụng sử dụng các thuật toán và dữ liệu để tối ưu hóa việc chọn đối tượng, thiết kế quảng cáo và vị trí hiển thị để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Ưu điểm
-
Đo lường và phân tích: Quảng cáo thông minh cung cấp điều chỉnh dữ liệu chi tiết về hiệu quả quảng cáo, giúp phân tích và điều chỉnh chiến dịch quảng cáo một cách nhanh chóng và linh hoạt.
-
Hiệu quả: Quảng cáo thông minh có khả năng tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, giúp nâng cao cơ hội tiếp cận và tương tác với khách hàng một cách tốt nhất.
-
Tiết kiệm thời gian: Vì đều do Google tạo và quản lý tự động
Nhược điểm
-
Thiếu kiểm soát về thủ công khiến Google phải thử và có thể thực hiện sai.
-
Sự phụ thuộc vào công nghệ: Nếu xảy ra sự cố hoặc gián đoạn về công nghệ, hoạt động quảng cáo thông minh có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
9. Quảng cáo Tiếp Thị Lại (Remarketing)
Hình thức quảng cáo này nhằm vào những người dùng đã tương tác với website của bạn trước đó. Bằng cách hiển thị lại nội dung về sản phẩm hoặc dịch vụ khi họ lướt web, Remarketing giúp nhắc nhở khách hàng hoàn thành những hành động mà họ đã bắt đầu nhưng chưa hoàn tất.
Nhiều khách hàng có thể đã truy cập vào trang web của bạn, xem sản phẩm, thậm chí thêm vào giỏ hàng hoặc vào trang thanh toán, nhưng lại rời đi mà không hoàn thành giao dịch.
Remarketing là một công cụ hữu hiệu trong việc bán chéo sản phẩm, chăm sóc khách hàng, hoặc tiếp cận lại khách hàng tùy theo mục tiêu của chiến dịch marketing.
Cách tính chi phí quảng cáo qua CPC và CPM
CPC (Cost Per Click) – Chi phí cho mỗi lần nhấp chuột: Đây là cách bạn đặt giới hạn tối đa mà bạn sẵn sàng chi trả mỗi khi ai đó nhấp vào quảng cáo của mình. Phương thức này giúp bạn kiểm soát chi phí hiệu quả, vì chỉ phải trả tiền khi có người thực sự quan tâm đến quảng cáo và nhấp vào để tìm hiểu thêm.
CPM (Cost Per 1000 Impressions) – Chi phí cho mỗi 1000 lượt hiển thị: Với CPM, bạn sẽ đặt mức phí mong muốn cho mỗi 1000 lần quảng cáo được hiển thị. Bạn cũng có thể chọn vị trí cụ thể để quảng cáo xuất hiện và thanh toán dựa trên số lần quảng cáo đó hiển thị.
Đối với các quảng cáo thuộc mạng tìm kiếm (Google Search), quảng cáo mua sắm (Google Shopping Ads) hay quảng cáo ứng dụng (Apps), chỉ có thể áp dụng phương pháp tính phí dựa trên CPC. Hình thức này giúp bạn dễ dàng tối ưu quảng cáo và điều chỉnh giá thầu phù hợp cho mỗi chiến dịch. Trong khi đó, với mạng hiển thị, bạn có thể chọn giữa CPC và CPM. Riêng quảng cáo video chỉ sử dụng hình thức CPM để tính phí.
Google cũng cung cấp tính năng đặt giá thầu thông minh, giúp tự động cân đối chi phí, lợi nhuận, và cơ hội để tối ưu hiệu quả. Tính năng này được khuyến khích sử dụng cho các chiến dịch có mục tiêu chuyển đổi lớn và ngân sách linh hoạt.
5 Comments