Google Ads là gì? Cách hoạt động của Google Ads
Quảng cáo Google Ads là gì?
Tại sao cần chạy quảng cáo trên Google?
- Tối ưu hóa thời gian và tận dụng được nhiều cơ hội: Nếu chiến dịch quảng cáo của bạn mất ít nhất vài tuần hoặc thậm chí vài tháng để thấy kết quả, thì quảng cáo Google Ads có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian. Ngoài ra, bạn có thể điều chỉnh các yếu tố trong chiến dịch quảng cáo đang diễn ra như thay đổi ngân sách và giới hạn chi phí của chiến dịch quảng cáo theo thời gian hoặc thậm chí theo từng ngày để tối ưu hóa hiệu suất quảng cáo của mình.
- Đo lường hiệu quả dễ dàng: Quảng cáo Google Ads có điểm mạnh là khả năng đo lường hiệu quả dễ dàng và chính xác. Các công cụ của Google sẽ hỗ trợ giúp bạn dễ dàng tạo các số liệu thống kê như số lần nhấp, số lần hiển thị và tổng chi phí. Tất cả các số liệu này đều được liệt kê trong tài khoản của bạn. Từ đó, bạn có thể dễ dàng theo dõi tiến độ và hiệu quả của các chiến dịch.
- Tăng cơ hội bán hàng và doanh thu cho doanh nghiệp: Khi quảng cáo trên Google khách hàng có thể dễ dàng nhìn thấy rang web hay sản phẩm của bạn ngay khi họ tìm kiếm các sản phẩm có liên quan khác trên Google. Đây là cơ hội để bạn bán sản phẩm của mình và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
- Hướng đến đúng đối tượng mục tiêu: Ngoài ra, Google Ads giúp doanh nghiệp nhắm đúng mục tiêu, từ đó dễ dàng tiếp cận khách hàng và giành được nhiều doanh số hơn. Và cuối cùng tăng đẩy thứ hạng thương hiệu và đẩy mạnh sự nhận biết thương hiệu của bạn.
Quảng cáo Google Ads hoạt động như nào?
- Google Ads hoạt động bằng cách đặt giá thầu cho các từ khóa. Trước tiên, bạn cần chọn từ khóa mà bạn muốn quảng cáo của mình xuất hiện kkhi người dùng tìm kiếm chúng. Sau đó, bạn thiết lập ngân sách hàng ngày, đây số tiền bạn có thể chi tiêu cho quảng cáo của mình. Giá thầu từ khóa có thể dao động từ vài nghìn VNĐ đến hàng triệu VNĐ cho mỗi từ khóa. Với các công cụ của Google Ads bạn có thể duy trì trong giới hạn hàng tháng và thậm chí tạm dừng hoặc ngừng chi tiêu quảng cáo của mình tại bất kỳ thời điểm nào.
- Khi người dùng nhập các từ khóa liên quan đến quảng cáo của bạn và khu vực cụ thể, Google sẽ chạy một phiên đấu giá để xác định vị trí quảng cáo của bạn sẽ hiển thị ở đâu nào trên trang kết quả tìm kiếm. Thứ tự mà quảng cáo của bạn xuất hiện phần lớn phụ thuộc vào thứ hạng quảng cáo. Google xem xét cả yếu tố giá cả cạnh tranh và chất lượng quảng cáo của bạn.
- Xếp hạng quảng cáo được đánh giá dựa trên một số yếu tố bao gồm: khả năng tương thích của từ khóa với quảng cáo và trang đích của bạn, tỷ lệ nhấp vào quảng cáo, trải nghiệm người dùng trên trang đích và nhiều yếu tố khác.
Những loại hình quảng cáo Google Ads
Google Tìm Kiếm
Google Shopping
Google Hiển Thị
Youtube Ads
Chi phí Quảng cáo Google
- Phương thức trả tiền cho một lượt nhấp chuột (CPC – Cost per click): Phí quảng cáo trên Google được tính dựa trên số lần nhấp chuột vào quảng cáo của bạn khi khách hàng truy cập trang web của công ty bạn. Nếu không có ai nhấp vào quảng cáo của bạn, bạn sẽ không bị tính phí.
- Hình thức tính phí trả tiền cho một nghìn lượt hiển thị (CPM – Cost per Miles): Là cách tính chi phí quảng cáo trên Google dựa trên số lần hiển thị, bạn sẽ phải trả 1 khoản phí cố định cho mỗi 1000 lượt hiển thị. Phương thức này được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi cho các mục đích như quảng bá sản phẩm, quảng bá thương hiệu và hình thức quảng cáo video của Google.
- Hình thức tính phí khi có chuyển đổi (CPA – Cost per Acquisition): Bạn sẽ phải trả phí khi khách hàng truy cập vào quảng cáo và mua sản phẩm.
- Hình thức tính phí theo lượt xem (CPV – Cost Per View): Bạn sẽ phải trả tiền khi có khách hàng click xem video của bạn.
Những lưu ý khi chạy Google Ads là gì?
Để chiến dịch quảng cáo Google Ads đạt được hiệu quả tối ưu, các shop nên lưu ý những điểm sau đây. Ngay cả khi thuê dịch vụ bên ngoài để chạy quảng cáo, việc hiểu rõ các thông tin và cách phân tích chỉ số sẽ giúp shop chủ động trong quá trình làm việc, tránh lãng phí ngân sách.
Hãy chọn hình thức quảng cáo phù hợp với mục tiêu kinh doanh và chiến lược tiếp thị. Chẳng hạn, nếu shop muốn thu hút khách hàng nhấn vào để mua sắm, thì có thể cân nhắc Google Shopping Ads hoặc Google Display Networks.
Trước khi bắt đầu chiến dịch chính thức, shop nên thử nghiệm một vài chiến dịch nhỏ với Google Ads. Điều này không chỉ giúp shop làm quen với cơ chế hoạt động của nền tảng, mà còn hiểu rõ hơn về đối tượng khách hàng, điều chỉnh ngân sách hợp lý và tích hợp nhiều loại quảng cáo để tối đa hiệu quả.
Shop có thể tiết kiệm chi phí và thời gian bằng cách nhóm các quảng cáo lại với nhau và cài đặt ngân sách chung cho chúng. Việc đánh giá hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo cần được thực hiện hàng tháng hoặc hàng quý để nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu, từ đó đưa ra phương án điều chỉnh phù hợp.
Hãy đầu tư vào việc tạo tiêu đề thu hút cho Google Search Ads, Gmail Ads, hoặc tạo các video có nội dung hấp dẫn cho Youtube Ads để gây ấn tượng mạnh với khách hàng, tăng lượng truy cập và giữ chân họ lâu hơn trên quảng cáo.
Ngoài ra, cải thiện điểm chất lượng của Google thông qua việc tối ưu landing page, đảm bảo từ khóa liên quan và tuân thủ các quy định của Google sẽ giúp các bài đăng của shop dễ dàng nằm trong top kết quả tìm kiếm, từ đó tiếp cận khách hàng mục tiêu hiệu quả hơn.
22 Comments