Kiến thức Google Tag Manager
Tìm hiểu đầy đủ về Data layer Google Tag Manager 2023
Data layer Google Tag Manager đã trở thành một công cụ quan trọng trong việc quản lý và truyền dữ liệu trên trang web. Đây là công cụ được xem như một cầu nối giữa trang web và các công cụ phân tích và quảng cáo. Data Layer mang lại tính linh hoạt và hiệu quả trong việc thu thập, quản lý và truyền dữ liệu. Trong khi đó Google Tag Manager là công cụ miễn phí dùng để quản lý và triển khai các thẻ trên trang web dành cho thiết bị di động mà bạn không cần thay đổi mã trang web. Vì vậy, trong bài viết này, tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu đầy đủ hơn về Data layer Google Tag Manager, từ lợi ích của nó đến cách xây dựng và sử dụng một Data Layer hiệu quả
Data layer Google Tag Manager là gì?
Data Layer là một công cụ giúp bạn tăng tốc cho Google Tag Manager. Lớp dữ liệu là một mã JavaScript được sử dụng để lưu trữ thông tin về các hành động của người dùng và dữ liệu trên trang web của bạn. Data Layer giống như một bản đồ ảo của trang web hoặc ứng dụng di động của bạn.
Khi sử dụng Data layer Google Tag Manager, bạn có thể đặt mã theo dõi vào trang web thông tin của mình qua các thẻ và bạn cũng có thể sử dụng Data layer để truyền dữ liệu cần thiết cho các thẻ đó. Điều này giúp quản lý việc theo dõi mã hóa trở nên dễ dàng hơn vì bạn chỉ cần thay đổi và cập nhật thông tin trong Data Layer Google Tag Manager mà không cần in mã nguồn trực tiếp.
Ví dụ như bạn muốn thay đổi URL hoặc sửa đổi HTML của một trang web để căn chỉnh và SEO trở nên tốt hơn. Những thay đổi về mặt cấu trúc đối với mã trang web của bạn có thể ngăn Google Tag manager thu thập dữ liệu. Vì vậy, việc có sẵn Data Layer Google Tag Manager giúp bạn giảm nguy cơ thay đổi mã.
Đặc biệt là mỗi trang trên web của bạn đều có lớp dữ liệu riêng, đây là những lớp chỉ định các điểm dữ liệu trên trang web mà bạn muốn thu nhập. Bằng cách đưa các lớp dữ liệu vào quá trình triển khai phân tích kỹ thuật số, bạn có thể xác định và kiểm soát các điểm dữ liệu mà bạn muốn đo lường.
Data layer Google Tag Manager được sử dụng để:
-
Lưu trữ tất cả các thuộc tính chính của trang web (tiêu đề, URL,…)
-
Lưu trữ tất cả các thôg tin chính như ID người dùng, ID khách hàng, lịch sử mua hàng, giá sản phẩm,…
-
Lưu trữ các thông tin quan trọng mà bạn có thể cần trong thời gian tới để theo dõi thêm.
-
Gửi thông tin từ một trang web đến thẻ vùng chứa GTM
Tại sao cần Data Layer Google Tag Manager?
Data layer cho phép bạn tận dụng dữ liệu của mình để phân tích hiệu quả. Chúng cho phép bạn chuẩn hóa quy trình thu thập dữ liệu đồng thời xác định các điểm dữ liệu có liên quan khác đến doanh nghiệp của bạn. Đây là lớp dữ liệu tùy chọn linh hoạt và đáng tin cậy nhất để thu thập dữ liệu mà bạn muốn theo dõi và đo lường.
Data Layer Google tag manager có nhiều lợi ích quan trọng, dưới đây là một số lý do tại sao bạn cần sử dụng data layer.
Độ tin cậy được cải thiện
Để thu thập dữ liệu hầu hết các công ty đều sử dụng hai công cụ phân tích là: tạo các lớp dữ liệu và quét mô hình Đối tượng tài liệu (DOM). Tuy nhiên việc tạo các lớp dữ liệu ban đầu sẽ tốn nhiều của bạn nhưng nó sẽ đáng tin cậy hơn về lâu dài.
Việc sử dụng quét DOM giúp bạn linh hoạt trong việc theo dõi các điểm dữ liệu mà bạn muốn đo lường. Nhưng nó sẽ không đáng tin cậy bằng tạo các dữ liệu. Quét DOM được liên kết với các thuộc tính HTML của một trang và nếu thuộc tính này bị thay đổi chẳng hạn như thay đổi tên trang, URL, sản phẩm,…điều này có thể sẽ gây ra sự cố trong việc thu thập dữ liệu.
Ví dụ, nhóm SEO muốn thay đổi URL hoặc HTML để căn chỉnh nội dung và có thứ hạng tìm kiếm tốt hơn, thì những thay đổi đột ngột này có thể tạo nên khoảng trống hoặc làm gián đoạn trong quá trình thu thập dữ liệu của bạn.
Vì vậy, Data Layer cho phép bạn thu thập dữ liệu từ các sự kiện và hành động trên trang web một cách chính xác. Nó cung cấp cho bạn tấm chắn về độ tin cậy khỏi những thay đổi phổ biến trên trang web và ngăn chặn các sự cố trong báo cáo phân tích do việc thu thập dữ liệu bị lỗi hoặc không đủ.
Bằng cách định nghĩa các biến và giá trị trong Data Layer, bạn có thể đảm bảo rằng dữ liệu được gửi đi đúng và đầy đủ.
Tính linh hoạt cao hơn
Có một ví dụ đưa ra rằng, khi bạn sử dụng Google Analytics để phân tích dữ liệu của mình. Nếu không sử dụng data layer, bạn sẽ phải thêm đoạn mã cho mọi điểm dữ liệu có thể đo lường trực tiếp vào HTML của trang. Điều này làm có thể làm cho HTML trở nên phức tạp và làm chậm tốc độ tải trang. Tải trang chậm hơn sẽ ảnh hưởng đến SEO và trải nghiệm người dùng trên trang web của bạn.
Data Layer sẽ tăng thêm tính linh hoạt cho trang web của bạn. Lớp dữ liệu cho phép bạn truyền dữ liệu đến nhiều công cụ phân tích và quảng cáo khác nhau. Data layer không được viết các ứng dụng dành riêng cho nhà cung cấp, do đó nó hoạt động với tất cả các ứng dụng của bên thứ ba. Bạn có thể sử dụng các biến trong Data Layer để gửi các dữ liệu các công cụ khác mà không cần thay đổi mã nguồn của trang web.
Quản lý mã theo dõi dễ dàng
Sử dụng Data Layer, bạn có thể tách mã theo dõi khỏi mã nguồn trang web. Thay vì phải thay đổi mã nguồn trực tiếp mỗi khi bạn muốn cập nhật hoặc thay đổi các mã theo dõi, giờ đây bạn chỉ cần điều chỉnh thông tin trong Data Layer. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro gặp lỗi và tiết kiệm thời gian khi triển khai và quản lý mã theo dõi.
Data Layer Google Tag Manager hoạt động như thế nào?
Data Layer Google Tag Manager là điểm tham chiếu duy nhất cho một điểm dữ liệu cụ thể. Nó thu thập dữ liệu cụ thể từ mỗi trang web dựa trên hoạt động của người dùng. Dữ liệu này sau đó được Google Tag Manager truy cập và chuyển đến các công cụ phân tích của bạn để phân tích thêm.
Data Layer cho phép bạn khả năng hiển thị chi tiết về hành vi của người dùng trên trang web. Nó cung cho phép các trang web và cửa hàng trực tuyến đo lường mức độ thành công của một trang, sản phẩm hoặc danh mục.
Data Layer Google Tag Manager thu thập 2 loại dữ liệu:
-
Dữ liệu tĩnh: giá trị không thay đổi
-
Dữ liệu động: giá trị có thể thay đổi (chẳng hạn như giá trị mua hàng). Ở dữ liệu động này, Data Layer cũng xác định quy tắc kích hoạt cho thẻ. Các quy tắc cơ bản sẽ kích hoạt dựa trên URL và các thẻ nâng cao hơn sẽ kích hoạt dựa trên mã được tích hợp vào lớp dữ liệu.
3 bước xây dựng hiệu quả cho data layer
Sau khi tìm hiểu về data layer thì tiếp đến chúng ta sẽ tìm hiểu đến việc thết kế data layer. Bước đầu tiên là cần xác định các điểm dữ liệu mà bạn muốn đo lường khi bắt đầu xây dựng dữ liệu của bạn.
Một data layer mạng mẽ sẽ giúp bạn thực hiện các thay đổi dễ dàng mà không cần phải thay đổi cấu trúc của nó. Để có thể xây dựng data layer chất lượng cao, chúng ta nên tập trung vào ba lĩnh vực sau:
Hợp tác
Đầu tiên hãy hợp tác với tất cả các bên liên quan, bao gồm cả nhóm phân tích và nhóm marketing. Sau đó xác định các mục tiêu kinh doanh có liên quan và làm việc ngược lại để xác định các điểm dữ liệu bạn cần đo lường. Mỗi doanh nghiệp đều có mục tiêu kinh doanh nhất đinh, vì vậy hãy đảm bảo bạn dành đủ thời gian để hoàn thành các mục tiêu này
Bên cạnh đó, bạn cần đảm bảo đủ thông minh về các yếu tố cụ thể, đo lường, có thể đạt được, có liên quan và có giới hạn thời gian. Tiếp theo, phân bổ từng data cho các trang có liên quan đến trang web của bạn.
Giao tiếp
Các nhà lập trình sẽ chịu trách nhiệm viết code và các nhà phân tích sẽ chịu trách nhiệm về kết quả. Vì vậy, bạn cần đảm bảo rằng luôn có sự liên lạc thường xuyên và liên tục giữ nhóm lập trình và phân tích.
Nhóm phân tích cần truyền đạt cả mục tiêu kinh doanh và các điểm dữ liệu cần đo lường. Nó cho phép nhà phát triển xác định bất kỳ điểm dữ liệu nào có thể bị bỏ sót. Điều này sẽ đảm bảo Data Layer của bạn mạnh mẽ và được trang bị tốt để giúp bạn đạt được các mục tiêu kinh doanh của mình.
Kiểm tra và xác nhận
Sau khi Data Layer Google Tag Manager được thiết lập và đang trong quá tình chạy, thì đây là thời điểm để bạn kiểm tra và xác thực đảm bảo rằng Data Layer được điền dữ liệu chính xác trên mỗi trang. Việc kiểm tra từng trang trong các tình huống khác nhau để đảm bảo rằng Data Layer của bạn vẫn đang hoạt động mạnh mẽ.
Để kiểm tra Data Layer Google Tag Manager thì tính năng kiểm tra tự động là đáng tin cậy nhất. Tính năng xác thực Data Layer của DataTrue cho phép bạn kiểm tra cả dữ liệu đi qua Data Layer và thẻ.
Ngoài ra bạn có thể kiểm tra Data Layer Google Tag Manager bằng cách sử dụng các bài kiểm tra đơn vị và kiểm tra chức năng. Kiểm tra đơn vị xác nhận độ chính xác của mã hóa, trong khi kiểm tra chức năng xác nhận hoạt động của Data Layer.
Kết luận
Data Layer Google Tag Manager đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và truyền dữ liệu trên trang web. Thông qua Data Layer, bạn có thể tích hợp các công cụ quảng cáo và theo dõi các hoạt động xảy ra trên trang web dễ dàng. Hiểu và sử dụng Data Layer Google Tag Manager một cách hiệu quả giúp doanh nghiệp có thể tối ưu hóa trang web, cải thiện trải nghiệm người dùng và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu chính xác và đáng tin cậy. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại comment câu hỏi của bạn và tôi sẽ nhanh chóng giải đáp cho bạn.
12 Comments